Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Khi có chuẩn đầu ra, bằng tại chức sẽ như bằng chính quy

Tự chủ đại học: Đừng để học phí trở thành “nút thắt”!

Hiện nay, đào tạo đại học đang trong tình trạng “trăm hoa đua nở” với nhiều hình thức, chương trình đào tạo khác nhau.

Đây là một tín hiệu tốt của ngành giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh sự nở rộ của nhiều loại hình đào tạo thì nảy sinh vấn đề là chất lượng đào tạo liệu có đáp ứng.

Với sự phát triển của giáo dục đại học hiện nay cần thiết phải có những quy định liên quan đến khung đào tạo, chuẩn kiến thức.

Theo nhiều chuyên gia,  khung trình độ quốc gia Việt Nam cho giáo dục đại học là những chuẩn mực tối thiểu, là bộ tiêu chí với khối lượng, chuẩn đầu ra, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ,… tiệm cận theo chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới;

Phù hợp yêu cầu từng lĩnh vực ngành nghề đó, nhằm quản lý chất lượng nguồn nhân lực.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, việc xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) cho các ngành/khối ngành sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.

Sau khi ban hành chuẩn CTĐT, tất cả cơ sở GDĐH sẽ rà soát, cập nhật, điều chỉnh, thiết kế chương trình đào tạo, làm sao đáp ứng chuẩn tối thiểu, phù hợp yêu cầu của thị trường và đặc trưng riêng, từ đó đảm bảo chất lượng chung của trình độ ĐH trên cả nước .

Xung quanh câu chuyện này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Nguyên Vụ phó Vụ Đại học cho biết, Luật Giáo dục Đại học trước đây 2012 và Luật GDĐH hiện hành đều khẳng định vai trò quan trọng của chuẩn đầu ra.

Điều này thể hiện những yêu cầu, năng lực, kỹ năng, thái độ và người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp đại học.

Khi có chuẩn đầu ra đó là căn cứ để đánh giá chính xác quá trình đào tạo, chương trình đào tạo của một trường đại học có đạt được yêu cầu tối thiểu đặt ra hay không.

Người học khi ra trường căn cứ vào chuẩn đầu ra để biết năng lực sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động hay không. Giới tuyển dụng sẽ căn cứ vào chuẩn đầu ra để đánh giá năng lực của người tốt nghiệp.

“Do đó chuẩn đầu ra rất cần thiết” – tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Hiện tại, với chương trình chung chung, đa số do nhà trường hứa hẹn;  kiến thức, kỹ năng thái độ của người học khi tốt nghiệp không cụ thể còn khi có chuẩn đầu ra sẽ cụ thể hơn, người tuyển dụng sẽ biết được người được đào tạo có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không.

Một lợi ích nữa của chuẩn đầu ra theo ý kiến của tiến sĩ Lê Viết Khuyến đó là chương trình đào tạo khác nhau nhưng đều xuất phát chuẩn đầu ra giống nên tương đương giá trị. Có chuẩn đầu ra thì các phương thức đào tạo sẽ có giá trị như nhau.

Hiện nay đào tạo chính quy một chuẩn khác trong khi đào tạo vừa học vừa làm lại ở chuẩn khác.

Chuẩn đào tạo từ xa thấp hơn nên mặc dù Luật giáo dục không phân biệt các văn bằng và phương thức đào tạo nhưng xã hội không công nhận điều đó. Thực tế cách học, chương trình học đang khác nhau.

Nếu có khung chương trình, chuẩn đầu ra và được quản lý một cách nghiêm túc thì lúc đó xã hội mới thừa nhận sự tương đương của các văn bằng.

Trinh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/khi-co-chuan-dau-ra-bang-tai-chuc-se-nhu-bang-chinh-quy-post82548.html)

Chủ đề liên quan:

chính quy

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY