Mắt hôm nay

Khi nào thì nên đeo kính cận?

Độ cận không ổn định thì có làm phẫu thuật được không?... Và nhiều câu hỏi của bạn đọc sẽ được PGS.TS.BS Trần Anh Tuấn tư vấn và giải đáp.

- Độ cận không ổn định thì không nên mổ, vì phẫu thuật khi đó chỉ chữa độ cận đang có chứ không cắt đứt căn nguyên.

Tôi 49 tuổi, bị cận thị nặng 7 diop, mang kính nhiều năm. Nay tôi muốn mổ để không phải mang kính nữa. Xin BS tư vấn cho biết tôi có nên mổ không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Thời gian nằm viện trong bao lâu? Sau khi mổ tôi sẽ không phải mang kính nữa, đúng không?

- Bạn 49 tuổi, cận 7 độ, bạn sẽ bị đục thủy tinh thể sớm hơn người bình thường. Bạn nên chờ vài năm, khi có đục thủy tinh thể thì sẽ kết hợp mổ đục thủy tinh thể và khử độ cận trong một cuộc mổ. Vừa giảm chi phí và đạt độ chính xác sau mổ cao.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể khoảng từ 6 - 30 triệu trên một mắt, mổ trong ngày. Bạn không nên đi mổ cận.

Em 20 tuổi, mắt bị lé từ nhỏ, mọi người hay trêu là lé kim. Em lại bị cận thị khá nặng(4 độ). Em muốn đi xuất khẩu lao động ở Nhật nên phải mổ mắt. Xin hỏi bác sĩ em có thể vừa mổ trị cận thị, vừa chỉnh cho mắt hết lé được không ạ?

- Bạn không thể vừa chữa cận thị, vừa chỉnh lé trong một cuộc mổ. Bạn nên phẫu thuật cận thị trước, sau đó phẫu thuật lé. Tuy nhiên, lé kim là từ dân gian chỉ mắt có độ lé nhỏ, đôi khi không cần phẫu thuật.

Thưa bác sĩ, có phải đối với người bị cận thị, càng lớn tuổi thì độ cận càng giảm không?

- Độ cận không giảm theo tuổi. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, độ cận sẽ trung hòa với độ lão. Do vậy người cận thị nhẹ sẽ không phải lão khi nhìn gần, vì thế chúng ta hay lầm tưởng là độ cận giảm khi lớn tuổi.

Thưa bác sĩ, một người bị cận thị khoảng 2 độ có thể ăn uống để mắt trở lại bình thường và rõ hơn không? Nếu không trong thời gian dài có bị tăng độ cận không ạ?

- Cận thị phải đeo kính. Ăn uống và tập luyện chỉ có tác dụng không làm tăng độ cận. Đeo kính hoặc không cũng không làm tăng hoặc giảm độ cận, chỉ có tác dụng nhìn rõ hơn .

Tôi nay 35 tuổi. Tôi bị giật mắt trái liên tục 5 ngày, vì sao? Hiện nay, mắt tôi không nhìn rõ được những vật hơi lấp lánh ở gần, mắt thường hay mỏi, nhắm mắt lại thấy cay, tuy nhiên, đi khám sức khỏe mắt thì thường vẫn là 10/10. Như vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì?

- Bạn 35 tuổi, mắt giật liên tục 5 ngày là dấu hiệu của mỏi điều tiết. Bạn cần nghỉ ngơi, ngủ đủ thời gian.

Mắt không nhìn thấy vật lấp lánh, mỏi, cay là dấu hiệu của mỏi điều tiết. Mắt mỏi điều tiết nhìn xa vẫn 10/10.

Bạn nên nghỉ ngơi, tránh nhìn gần. Nên đi kiểm tra mắt, nếu cần thì lão khi nhìn gần, để mắt không bị mỏi.

Con trai tôi 5 tuổi, BS chẩn đoán cháu bị loạn thị (một mắt 2 độ, mắt còn lại 1,25 độ). Loạn thị có thể chữa khỏi không, và làm thế nào hạn chế sự tăng độ ? Cháu lớn nhà tôi cũng bị cận thị. Hai cháu thích xem phim và đọc truyện tranh nhiều, tôi cố kéo hai cháu ra ngoài chơi nhưng các cháu không thích.

- Cháu còn nhỏ, bị loạn thị phải đeo kính, để giúp thị giác phát triển toàn diện. Nếu không có thể bị nhược thị. Khi cháu trưởng thành, độ loạn có thể giảm, không cần phải đeo kính, hoặc nếu còn độ loạn thì có thể mổ nếu không muốn đeo kính.

Chị nên quy định giờ xem truyện tranh, khuyến khích các cháu vui chơi, vận động ngoài trời.

Sau phẫu thuật điều trị tật cận thị (mắt trái -3D, mắt phải -2D) có bị tái cận thị hay không? Có xảy ra viễn thị sau khi phẫu thuật hay không? Tỉ lệ bị nhiễm trùng sau mổ là bao nhiêu %?

- Mắt bạn cận dưới 6 độ, chỉ là tật cận thị, ít khi bị tái cận sau mổ.

Nếu máy laser không chính xác, hoặc trước mổ đo độ không chính xác thì mắt có thể bị điều chỉnh dư, dẫn đến viễn thị sau mổ.

Tỷ lệ nhiễm trùng lasik trên thế giới là 1/10000. Tuy nhiên tại BV mắt TPHCM không ghi nhận ca nào từ 10 năm nay.

Theo PGS.TS.BS - Trần Anh Tuấn - BV Mắt TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-nao-thi-nen-deo-kinh-can-n208448.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 25 tuổi, bị cận thị cách đây 18 tháng. Lúc đó mắt trái tôi là 1.25 còn mắt phải là 1.00. Hiện mắt trái tăng lên 2.25 còn mắt phải là 1.25. Công việc của tôi bắt buộc phải làm với máy tính thường xuyên. Tôi rất sợ sẽ bị tăng số, làm cách nào để mắt tôi không bị tăng số nữa?
  • Đo thị lực khi khám sức khỏe định kỳ, chị Ly được kết luận là cận 1,25  đi ốp và cần đeo kính. Nhưng mỗi lần đeo cặp kính, chị lại thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí nhìn mờ hơn.
  • Nếu làm mất tầm nhìn từ thưởng thức hoạt động hoặc cản trở khả năng để thực hiện công việc hàng ngày, hãy gặp bác sĩ mắt
  • Bệnh giác mạc hình chóp là một loại bệnh lý thường khởi phát ở độ tuổi thanh thiếu niên và có tốc độ tiến triển rất khác nhau tùy theo từng người.
  • Kính râm từ lâu đã trở thành vật dụng thời trang không thể thiếu, đặc biệt trong mùa hè.
  • Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt, đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó nhìn vật ở mọi khoảng cách, vật trở nên nhòe, mờ đi.
  • Con tôi bị loạn thị 2 mắt khá nặng. Cả hai vợ chồng tôi không có tật về mắt. Vậy xin bác sĩ cho hỏi nguyên nhân nào khiến cháu bị loạn thị?
  • Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, trẻ em ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những nguy cơ rối loạn thị lực.
  • Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 99% những người đeo kính áp tròng có ít nhất 1 hành vi nguy cơ có thể gây ra các nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn cần tránh những lỗi sau:
  • Sau khi về nhà mình chỉ biết khóc, không biết liệu gia đình anh sẽ nghĩ gì về mình....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY