Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khởi nghiệp Làm Hương từ thảo dược: Hướng đi có lợi cho sức khỏe cộng đồng

Tại Việt Nam, đa số chúng ta đều dùng nhang cho việc thờ cúng, cũng như nguồn gốc của tục đốt nhang trên thế giới ban đầu là phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng.

Hương thảo, tên khoa học Rosmarinus officinalis

Hương thảo - Rosmarinus officinalis

Hương thảo tỏa mùi hương nồng. Bộ phận sử dụng được của hương thảo là ngọn cây với lá. Khi thu hoạch ở quy mô lớn, người ta có thể cắt các ngọn cây có hoa đem phơi hay sấy khô, đập lấy lá. Cũng có thể cắt các cành tươi không hoa hoặc tỉa lá để dùng ở quy mô nhỏ. Hương thảo dùng để trang trí, cải thiện sức khỏe, nấu ăn, ngăn muỗi, đặc biệt hương thảo còn giúp loại bỏ căng thẳng, tăng cường trí nhớ, giúp tinh thần sảng khoái, tinh dầu của cây kích thích phát triển trí não của con người, giúp con người làm việc tốt hơn, trẻ hoạt bát hơn, học tốt hơn và nhanh thuộc bài hơn.

Từ ngàn xưa, Người ta đã biết dùng hương để trị bệnh cho thân thể và cả bệnh tâm lý.

Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết.Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu.

Nâng tầm nghệ thuật

Tại Việt Nam, đa số chúng ta đều dùng nhang cho việc thờ cúng, cũng như nguồn gốc của tục đốt nhang trên thế giới ban đầu là phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng. Nhưng nhiều nơi khác trên thế giới đã đưa việc sử dụng mùi thơm từ nhang lên một tầm nghệ thuật mới, tiêu biểu là hương đạo của Nhật Bản. Ngày nay, việc thưởng thức hương thơm thảo mộc qua việc đốt nhang thảo mộc đã trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia. Một điều thú vị ít ai biết là tuy Nhật Bản là nơi xuất phát của hương đạo nhưng các loại thảo mộc họ dùng đều phải nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, tiêu biểu nhất là trầm hương từ Việt Nam, có mùi thơm hảo hạng nhất, bên cạnh đó còn có quế, hồi….

Hương đạo là nghệ thuật thưởng thức hương trầm, nói nôm na là “ngửi” mùi hương trầm - một nghệ thuật độc đáo chỉ thấy ở Nhật Bản chứ không có ở các nước khác. Mặc dầu đến thế kỷ 15 hương đạo mới được định hình, nhưng trên thực tế, thú tao nhã này đã bắt nguồn từ khi Phật giáo du nhập từ Trung Quốc và Triều Tiên vào Nhật khoảng thế kỷ 6.

Hương đạo là nghệ thuật thưởng thức mùi hương toát ra từ một nhánh gỗ thơm hoặc từ một cốc hương liệu. Lịch sử hương đạo gắn liền với văn hóa Phật giáo Nhật Bản, trong đó có việc thắp hương lễ Phật. Để thưởng thức được mùi hương theo phong cách hương đạo, người thưởng thức phải biết cách nhận biết và phân biệt được những mùi hương theo quy định từ nhiều mùi hương khác nhau. Để làm được điều này người ta phải rèn luyện một khả năng khứu giác thật nhạy bén và tinh tế, cũng như khả năng tập trung phân tích cao độ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/khoi-nghiep-lam-huong-tu-thao-duoc-huong-di-co-loi-cho-suc-khoe-cong-dong)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY