Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây hương thảo chữa mệt mỏi, mất ngủ

Theo y học cổ truyền, cây hương thảo có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì.
Theo y học cổ truyền, cây hương thảo có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.

Cây hương thảo còn có tên gọi là trạch lan, lan thảo, người Thái gọi là co phất phử. Là loại cây cao 0,5 - 1m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông ngắn. Quả màu đen nhạt. Cây mọc hoang hoặc trồng làm Thu*c. Ngoài trồng làm Thu*c, nhân dân thường lấy ngọn non làm rau gia vị, nấu canh ăn giải nhiệt mùa hè. Lá già nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt.

Bộ phận dùng làm Thu*c là thân và lá, thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm Thu*c.

Một số bài Thu*c thường dùng

Bài 1: Xua đuổi muỗi và dĩn: Lá hương thảo tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp vào tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.

Bài 2: Giải cảm do nắng nóng: Lá non hương thảo 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.

Bài 3: Giúp sạch gàu: hương thảo tươi 25g, bồ kết 5 quả nướng, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 3 lần.

Bài 4: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: hương thảo, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, thêm chút mật, hoàn viên thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày trước chu kỳ kinh.

Bài 5: Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt: hương thảo 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi uống thay trà hàng ngày. Hoặc hương thảo sấy khô 20g, cho vào ấm đổ 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.

Bài 6: Chữa kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ ở phụ nữ sau sinh: hương thảo, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g. Tất cả cho vào ấm, đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, lúc Thu*c còn ấm. Dùng trong 10 ngày liền.

Bài 7: Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa mưng mủ): Lá hương thảo tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút.

Bác sĩ Nguyễn Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-huong-thao-chua-met-moi-mat-ngu-15918.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo Y học cổ truyền đau bụng kinh hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là ở tuổi thanh niên.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY