Từ năm 2018, khi nghị định số 15 có hiệu lực, đến nay chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hà nội đã tiếp nhận tổng số 2.841 bản tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chế biến bao gói sẵn thuộc ngành nông nghiệp quản lý. chi cục đã lấy 505 mẫu sản phẩm chế biến để kiểm tra chất lượng, hậu kiểm sản phẩm tự công bố. kết quả giám sát cho thấy, có 15 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về chất lượng, attp.
Đoàn liên ngành Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra một cơ sở kinh doanh nông sản. |
Các vi phạm chủ yếu là vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với một số chất phụ gia trong quá trình chế biến như Axit benzoat, Natri benzoat. Các trường hợp mẫu vi phạm đều được cảnh báo tới các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức truy xuất, điều tra nguyên nhân và khắc phục lỗi theo quy định.
Thực tế công tác quản lý Nhà nước theo Nghị định số 15 đã chỉ ra một số khó khăn trong công tác hậu kiểm. Nổi cộm là việc còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về các chỉ tiêu ATTP, nhất là đối với các sản phẩm chế biến, phối chế, hỗn hợp.
Phó giám đốc sở nn&ptnt hà nội tạ văn tường nhấn mạnh, việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo nghị định số 15 không đồng nghĩa với buông lỏng, dễ dãi trong công tác kiểm định, thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản. điều này chỉ nhằm nâng cao tính tự chủ, gắn ý thức trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng. chính vì vậy, để tránh tình trạng lợi dụng quy định, vì mục tiêu lợi nhuận mà vi phạm, sở đã và sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm các cơ sở có vi phạm.
Thời gian tới, sở nn&ptnt hà nội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý attp. nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tự công bố sản phẩm nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sự giám sát, hậu kiểm của người tiêu dùng. cùng với đó, tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để chủ động xử lý sự cố về attp.