Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

2017 tiếp tục là năm cao điểm về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

(MangYTe) Ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm năm 2016 và phát động Kế hoạch “Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017”.

Toàn cảnh hội nghị.

Ngày 24/1/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký Quyết định số 235/QĐ-BNN-QLCL ban hành Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh, trong lĩnh vực nông nghiệp 2017. Mục tiêu chính của kế hoạch là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật; Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; Tổ chức sản xuất kết nối với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; Kiện toàn tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực về quản lý an toàn thực phẩm.

Được biết, trong 5 năm liên tục (2011-2015), Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai “Năm chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm”, đặc biệt năm 2016 được Bộ chọn là “Năm cao điểm hành động về vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp”. Trên cơ sở đó, Bộ và các địa phương đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng.

Trong năm 2016, toàn ngành đã tập trung nguồn lực triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chất lượng vật tư và ATTP; tăng cường thông tin, truyền thông về ATTP, giới thiệu, quảng bá các nông sản thực phẩm an toàn đã được chứng nhận của cơ quan quản lý chất lượng đến người tiêu dùng; phát triển các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Những biện pháp chỉ đạo, điều hành sâu sát và quyết liệt của Bộ, sự vào cuộc của các địa phương, sự phối hợp của các Bộ, ngành là nhân tố cơ bản để toàn ngành đạt được các mục tiêu của năm cao điểm.

Công tác thông tin, truyền thông về ATTP năm 2016 của Bộ được đổi mới theo hướng bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATTP; công khai các vụ vi phạm, các sự cố về đã chủ động phối hợp với các báo, đài triển khai các chương trình truyền thông quảng bá về các cơ sở, vùng sản xuất kinh doanh, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo hội nghị.

Bộ đã chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn”; phối hợp với UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn. Tính đến nay cả nước đã có 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Nhiều doanh nghiệp lớn Vingroup, Dabaco, Ba Huân... Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi cung ứng nông sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Đây là những kết quả ban đầu hết sức quan trọng làm cơ sở cho việc nhân rộng trong thời gian tới nhằm đảm bảo nguồn cung an toàn cho tiêu dùng trong nước và gắn kết với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm.

Hoạt động giám sát ATTP năm 2016 tập trung vào các sản phẩm nông thủy sản tươi sống tiêu dùng hàng ngày của người dân. Kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan thuộc Bộ thực hiện năm 2016 cho thấy: Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chất cấm Salbutamol là 6/1.345 mẫu (chiếm 0,44%), giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 6 tháng cuối năm (từ tháng 7 - 12) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm; tỷ lệ mẫu rau, củ, quả và thịt vi phạm giảm so với 2015 (11/1.345 mẫu thịt chứa tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng (chiếm 0,82%), giảm so với 1,39% năm 2015;12/293 mẫu rau củ quả chứa tồn dư Thu*c bảo vệ thực vật vượt ngưỡng (chiếm 4,1%), giảm so với 7,76% năm 2015)... Các trường hợp vi phạm được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra đã được xử lý, răn đe.

Trong năm 2016, các cơ quan trung ương và địa phương cũng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với 21.364 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; phát hiện, xử lý 1.923 cơ sở vi phạm quy định ATTP (chiếm 9%) với tổng số tiền xử phạt hành chính năm 2016 là 6.692 triệu đồng. Kết quả triển khai kiểm tra, đánh giá phân loại của các tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP (xếp hạng A,B) đã tăng lên 91,68%, tăng 12,4% so với năm 2015 (81,6%), vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2016 là tăng 10% so với 2015. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được tái kiểm tra và nâng hạng A, B là 44%, tăng 163,5% so với năm 2015 (26,9%), vượt chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016 là tăng 10% so với 2015.
Trong năm, Bộ cũng đã chỉ đạo tổ chức điều tra, xác minh, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về các trường hợp phát hiện vi phạm qui định ATTP, các sự cố ATTP. Các sai phạm đã được xác minh, xử lý và giám sát nhằm ngăn chặn tái phạm. Đồng thời, giải quyết linh hoạt, hiệu quả các rào cản kỹ thuật, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề trong tình hình mới.

Để triển khai Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh, trong lĩnh vực nông nghiệp 2017, Bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các Sở NN&PTNT xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả kế hoạch hành động Năm cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp 2017 tại địa phương; Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương coi nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện quyết liệt nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; ban hành các chính sách cụ thể theo đặc thù của địa phương, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác quản lý VTNN, ATTP nông lâm thủy sản và hỗ trợ phát triển, nhân rộng các chuỗi giá trị nông lâm thủy sản an toàn.

P.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/2017-tiep-tuc-la-nam-cao-diem-ve-an-toan-thuc-pham-trong-linh-vuc-nong-nghiep-post1697.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY