Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Không để “xe nhầm đường”, “bò nhầm chuồng” ở các xã nghèo

Hướng tới giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 12/6, thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) nhấn mạnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện khó khăn chất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản thấp nhất và tỷ lệ người nghèo cao nhất.

Do đó đề xuất trồng cây gì, nuôi con gì, làm gì, vụ gì để tăng thu nhập cho người dân là câu hỏi không dễ trả lời. Vì vậy, chương trình hỗ trợ một khoản xây dựng các mô hình phù hợp với vùng đất, tập quán và nếu hiệu quả thì khuyến khích  nhân rộng, khởi nghiệp là khả thi. Với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi thì chắc chắn sẽ phát huy được sáng tạo của nhân dân.

Tuy nhiên, đại biểu Leo Thị Lịch cũng cho rằng, trong khi nguồn lực còn hạn hẹp thì cần tập trung vào các dự án trọng điểm, cấp thiết để đầu tư từ những năm đầu giai đoạn. Cùng với đó phải khẩn trương ban hành văn bản pháp luật để thực hiện vì nếu chậm thì dự án khó thành công.

Nữ đại biểu cũng nhấn mạnh sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị cần có sự nghiên cứu toàn diện, nên sản xuất cái xã hội cần, cần thay đổi tư duy, lấy đặc sản thay cho cao sản, lấy trái vụ thay cho chính vụ, lấy Thu*c bảo vệ thực vật sinh học thay cho Thu*c bảo vệ thực vật độc hại, phân bón hữu cơ thay cho phân bón vô cơ... và phải có cơ chế đảm bảo sản xuât theo chuỗi giá trị. Sáng tạo do người dân, nếu áp đặt chúng ta sẽ thất bại, do đó để đảm bảo khả thi thì khi xây dựng dự án cần quan tâm vấn đề cốt lõi.

Nhấn mạnh chính sách đúng dắn nhưng khâu tổ chức thực hiện từ đầu là rất quan trọng, đại biểu Leo Thị Lịch cho rằng, nếu người tổ chức thiếu chặt chẽ, thiếu trách nhiệm, thiếu cái tâm trong sáng thì hiệu quả sẽ kém, không đáp ứng được kỳ vọng của Quốc hội và của người dân.

Từ phân tích trên, đại biểu đoàn Bắc Giang đề nghị các cơ quan liên quan, trong đó có Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cần giám sát ngay từ đầu. Chính phủ phải có chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi sai phạm, tránh tình trạng “xe đi nhầm đường”, “bò vào nhầm chuồng”, xin thành xã nghèo, hộ nghèo...

“Thiết nghĩ những người trực tiếp làm phải có tâm, có lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” thì đồng bào mới được nhờ cậy. Đây là cơ hội để đồng bào vươn lên, vượt qua đói nghèo, xây dựng cuộc sống đầy đủ và ngày càng bền vững”, bà Leo Thị Lịch nói.

Đắc Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/khong-de-xe-nham-duong-bo-nham-chuong-o-cac-xa-ngheo-post82378.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY