Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Không thể để doanh nghiệp FDI một đường, doanh nghiệp Việt một nẻo

Vốn FDI là yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản

Trong khi cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19 cùng với căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung, một làn sóng dịch chuyển của các công ty, nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc vừa để đối phó với đại dịch vừa để giảm sự ảnh hưởng bởi quan hệ Mỹ - Trung.

Trước diễn biến này, các chuyên gia đều có chung nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi đầu tiên từ làn sóng FDI chuyển dịch. Con số thu hút lượng vốn FDI kỷ lục trong năm 2019 là 38 tỷ USD - cao nhất trong vòng 10 năm gần đây là minh chứng cụ thể nhất.

Tuy nhiên, sang năm 2020 lượng vốn FDI vào Việt Nam đang giảm dần. Nguyên nhân một phần có thể do tác động bởi dịch Covid-19 nhưng bên cạnh đó các chuyên gia cũng cho rằng sỡ dĩ lượng vốn FDI vào Việt Nam đang giảm dần một phần là do doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự “khớp vai” với doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong chuỗi cung ứng. 

Phát biểu tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển chuỗi giá trị bền vững, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, để thực sự phát triển chuỗi giá trị bền vững, không thể để doanh nghiệp FDI đi một đường, doanh nghiệp Việt Nam đi một nẻo. Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết, hỗ trợ nhau cùng vươn lên.

Tư lệnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mặc dù lượng vốn FDI tại Việt Nam đã đạt những thành quả đáng ghi nhận song thành tựu này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do số lượng các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng vẫn còn hạn chế.

Theo ông Dũng, ngọn nguồn của thực trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân, thứ nhất, các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thường đã có sẵn hệ sinh thái đi theo nên cơ hội để các doanh nghiệp khác “chen ngang” rất khó khăn.

Thứ hai là quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ, trình độ về mặt công nghệ, quản lý, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém, chưa có khả năng vốn để nâng cao năng suất, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn có tâm lý e dè, chưa dám làm để có những bước đột phá.

Đồng quan điểm, bà Đào Thị Thu Huyền – Quản lý cấp cao Canon Việt Nam cho biết, số lượng nhà cung cấp trực tiếp linh kiện, sản xuất máy in ở Việt Nam có 147 nhà cung cấp, nhưng các doanh nghiệp thuần Việt chỉ có 20 nhà cung cấp. Con số này chưa tăng lên trong mấy năm nay, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa Canon đang đạt mức khá cao (khoảng 65%) chủ yếu rơi nhiều vào doanh nghiệp FDI cũng như sản xuất nội chế trong công ty.

Theo Đại diện Canon Việt Nam, vấn đề là hiện nay các nhà cung cấp thuần Việt mới chỉ cung cấp ở linh kiện nhựa – đây là lĩnh vực dễ làm nhất, trong khi Canon cần nhiều linh kiện, chủng loại khác nhau. Bên cạnh đó, ý chí quyết tâm của những người đứng đầu bên cung cấp hơi thiếu.

“Muốn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa phải đáp ứng được yêu cầu của toàn cầu vừa phải là nhà cung cấp chắc chắn về sự ổn định chất lượng và liên tục duy trì cải tiến, đồng hành trong chuỗi cung ứng”, đại diện Canon Việt Nam chia sẻ. 

Ngọc An 

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/khong-the-de-doanh-nghiep-fdi-mot-duong-doanh-nghiep-viet-mot-neo-post87995.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY