Để đánh bắt ruốc, thực ra là xúc ruốc, còn gọi là tép moi, tép biển, những ngư dân Cửa Lò ra biển từ sáng sớm. Ảnh: Báo Nghệ An
Phần lớn từ 4h sáng và trở về chuyến đầu khi bình minh ló rạng. Ảnh: Hải Vương
Ngư dân chỉ cần sử dụng thuyền dưới 20CV rê lưới dọc biển cách bờ từ 500-600 m trở vào là xúc được. Ảnh: Hải Vương
Ruốc tươi sau khi thu mua được các cơ sở chế biến bằng cách nhồi trộn với muối theo tỷ lệ: 10 ruốc/1 muối, sau đó phơi nắng, đóng bao bì đem về kho chế biến dần. Ảnh: Dân Trí
Những con ruốc vớt lên khỏi biển vẫn roi rói, bàng bạc, lấp lánh một màu hồng tươi. Ảnh: Dân Trí
Tại xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), những ngày vừa qua, ngư dân ở đây cũng đã thu hoạch loại lộc biển này với số lượng hàng trăm tấn. Ảnh: Dân Trí
Theo các ngư dân, mỗi chuyến đánh bắt thường kéo dài 2-3h. Nhà nào đánh được nhiều thì quay vào bờ rồi lại ra biển đánh tiếp, có nhà đi được 2-3 chuyến/ngày. Ảnh: Báo Nghệ An
Các thương lái thường chờ sẵn trên bãi để mua được ruốc tươi. Ảnh: Báo Nghệ An
Mỗi ngày, trung bình một thuyền đánh bắt được 150- 200 kg, với giá bán dao động 15.000 - 17.000 đồng/kg, thu về trên 2 triệu đồng. Ảnh: Báo Nghệ An
Ngoài việc được các bà các chị đưa bán ở các chợ để người nội trợ chế biến thành các món ăn như gỏi, xào, canh... Ảnh: Báo Nghệ An
...ruốc còn được các cơ sở thu gom đem về sấy khô bán lâu dài, cũng như chế biến thành ruốc hôi, ruốc chua... là một trong những đặc sản của vùng biển Cửa Lò được nhiều du khách tìm mua. Ảnh: Báo Nghệ An
Ngọc Anh (T/H)
Chủ đề liên quan: