Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm hôm nay

Kinh phong bại độc tán: bài Thuốc đông y trị cảm mạo

Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc

Thành phần

1. Kinh giới 12 gam.

2. Khương hoạt 12-30 gam.

3. Xuyên khung 8 gam.

4. Kiết cánh 8 gam.

5. Phục linh 12 gam.

6. Độc hoạt 12 gam.

7. Sài bồ 12 gam.

8. Tiền hồ 8 gam.

9. Chỉ xác 8 gam.

10. Cam thảo 4 gam.

Cách dùng

Nguyên là bài Thuốc tán, mỗi lần uống 5 gam đến một lạng, thêm Gừng sống (bỏ vỏ) 3-5 lát, lá Bạc hà sắc lên, chia uống 2 lần. Hiện nay thường dùng làm Thuốc thang bệnh nhẹ uống một thang sắc lên chia 2 lần uống, bệnh nặng dùng 2 thang, sắc lên chia 4 lần uống.

Công dụng

Phát tán phong hàn, thoái nhiệt chỉ thống.

Chữa chứng bệnh

Lưu cảm, cảm mạo thuộc bệnh ngoại cảm nhiệt mới phát ở chứng biểu hàn như sợ lạnh, phát nhiệt đầu đau như búa bổ, cơ bắp đau nhừ, không ra mồ hôi, mũi tịt, lưỡi trắng, mạch phù. Ngoài ra đốt xương đau nhức, mụn nhọt mới sưng mà có chứng biểu hàn cũng dùng bài Thuốc này.

Giải bài Thuốc

Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc, Xuyên khung để hoạt huyết khu phong nhằm chữa bệnh ngoại cảm nặng đầu đau, xương nhức, cơ bắp rã rời. Đồng thời, bài này còn dùng Sài hồ để giải cơ thanh nhiệt. Bạc hà để sơ tán phong nhiệt nên có tác dụng thoái nhiệt giải biểu mạnh. Trong bài còn dùng Tiền hồ, Kiết cánh để thanh tuyên phế khí, Chỉ xác để khoan trung lý khí, Phục linh để lợi thấp nên bài này còn có tác dụng thanh phế, sướng trung, lợi thấp.

Cách gia giảm

Nói chung chứng biểu hàn đều dùng cả bài, không cần gia giảm; hoặc chỉ dùng Khương hoạt, Độc hoạt, Kinh giới, Phòng phong thêm Tô điệp để tạo thành bài tân ôn giải biểu cũng có hiệu quả nhất định. Nếu ngoại cảm, biểu hàn mà cơ bắp, đốt xương đau không rõ rệt có thể bỏ bớt Độc hoạt; nếu ngực buồn bực có thể bỏ Cam thảo mà thêm Trúc nhự tẩm nước gừng sao; nếu biểu hàn lộ rõ (sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau, không ra mồ hôi) mà lý nhiệt cũng rõ (họng đau, hột họng sưng đỏ, đầu lưỡi đỏ, miệng khô) gọi là “hàn bao hỏa” thì có thể bỏ Độc hoạt, Xuyên khung, thêm Ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng, Bản lam căn, Lô căn là Thuốc thanh nhiệt để giải biểu thanh lý, trẻ em cảm mạo, sốt cao, lại giật mình buồn bực, lúc dùng bài Thuốc này có thể thêm Thiền y, Câu đằng, Chu sa, Đăng tâm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thuocdongyhieunghiem/kinh-phong-bai-doc-tan/)

Chủ đề liên quan:

cảm mạo kinh phong bại độc tán

Tin cùng nội dung

  • Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt...
  • Kinh nghiệm về phương pháp không dùng Thu*c của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng Thu*c, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.
  • Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.
  • Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY