Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây đẹn ba lá Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang.
Theo cổ truyền">y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can, trừ tê thấp, chân tay giá lạnh, co rút, hạ huyết áp. Dùng khi cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau vùng thái dương, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cây đẹn ba lá là loại cây cao đến 6m; cành non vuông, có lông màu xám. Lá mang 3 - 5 lá chét, không có lông ở mặt trên, có lông dày trắng ở mặt dưới, cuống phụ 2 - 8mm. Chùm hoa hẹp dày lông trắng, cao 5 - 20cm ở ngọn cành, hoa màu lam tím, quả hạch tròn, to, màu vàng đỏ rồi xám đen. Hoa quả ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 4 - 7. Quả đẹn ba lá có hình dáng rất đặc biệt, mặt ngoài màu nâu đỏ đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro (nếu soi kính sẽ thấy lông). Trên đỉnh có chỗ hơi hõm xuống. Phía cuống có đài tồn tại 1/2 - 2/3 quả, phía trên đài chia 5 hay 2 thùy. Vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, chất nhẹ nhưng chắc, cắt ngang trông như có dầu, màu trắng có 4 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Vị đắng mùi thơm đặt biệt.

Cây đẹn ba lá mọc hoang ở các bãi ven biển, đảo... Để làm Thu*c, Đông y sử dụng quả của cây đẹn ba lá, đến mùa quả chín, người ta thu hái về phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60o C.

Một số bài Thu*c thường dùng:

Bài 1: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đẹn ba lá, hoa hòe, cát căn, mỗi vị 8 - 10g, hãm uống thay chè. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài 2: Điều trị tiểu tiện không thông do nóng nhiệt: Đẹn ba lá 10g, nghiền bột, chia 2 lần uống trong ngày với nước ấm. Uống nhiều lần tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài 3: Trị chứng đau nửa đầu (can phạm vị) với triệu chứng đau một bên đầu, ăn ít, bứt rứt,..: Đẹn ba lá 100g, sao qua, tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng. Khoảng 3 tuần chiết lấy nước Thu*c lần 1 ra chai khác. Đổ tiếp 500ml rượu ngâm tiếp lần 2. Sau đó, gộp 2 nước Thu*c vào với nhau lắc đều, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml - 30ml trước bữa ăn. 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Chữa cảm nhiệt, đau đầu: Đẹn ba lá 16g, cúc hoa, chi tử mỗi vị 12g, kinh giới 10g, xuyên khung 4g. Tất cả vị Thu*c rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày, kết hợp với cháo giải cảm thì hiệu quả càng cao.

Lưu ý: Những người huyết hư mà đau đầu thận trọng khi sử dụng đẹn ba lá.

Lương y Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-den-ba-la-y-hoc-co-truyen-15215.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY