Bài liên quan
"Bao giờ Việt Nam phát triển đến nền kinh tế thị trường hiện đại?"
Tiếp tục kiên trì theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường
Tại toạ đàm "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam" (do trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 29/7 tại Hà Nội), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, xây dựng nền kinh tế thị trường là mong muốn chung ở Việt Nam và thực tế đã được cụ thể hóa bằng hệ thống luật pháp, các văn bản… Nhưng qua thực tiễn cho thấy “khoảng cách từ miệng đến tay còn xa vời lắm”.
Ở Việt Nam, để xóa được khoảng cách từ văn bản chính sách cho đến hành động, cũng phải dùng "nhất tiền tệ, nhì quan hệ”, bà Lan nhận định.
Theo bà Lan, trong khi trên thế giới, nhiều quốc gia đã chuyển đổi sang giai đoạn quản trị để thuận lợi hoá môi trường đầu tư thì ở ta bao năm nay, các văn bản, nghị quyết vẫn loay hoay tháo gỡ rào cản mãi cũng không xong. Mặc dù từ nghị quyết cho đến văn bản xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện tại không thiếu.
Nữ chuyên gia kinh tế phân tích, cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam gồm có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI và khối tư nhân. Nhưng các chính sách hiện nay chủ yếu là ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp tư nhân “chẳng được cái gì”.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có một số doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh nhưng sự phát triển này được là nhờ có mối quan hệ thân hữu. Bởi, nếu không có mối quan hệ, các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận được với nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Trăn trở về kinh tế thị trường ở Việt Nam, bà Lan bày tỏ lo ngại, chúng ta làm sao có nền kinh tế thị trường khi trong cơ cấu GDP hiện nay thì doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI đóng góp phần lớn, mức độ đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân chưa đến 10%.
Chủ đề liên quan: