Kính viễn vọng không gian James Webb, công cụ do NASA thiết kế để giúp con người khám phá tất cả giai đoạn lịch sử của vũ trụ, chuẩn bị được phóng lên quỹ đạo vào ngày 25.12 từ bờ biển đông bắc Nam Mỹ.
James Webb được thiết kế để thay thế kính viễn vọng Hubble, công cụ mang tính biểu tượng của NASA và ESA trong hơn ba thập kỷ hoạt động trên quỹ đạo.
James Webb được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong công cuộc khám phá không gian với khả năng nhìn ngược quá khứ để biết về tất cả giai đoạn lịch sử của vũ trụ, kể từ vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,8 tỉ năm.
Kính viễn vọng hồng ngoại trị giá 9 tỉ USD mang tính cách mạng mà NASA ca ngợi là đài quan sát khoa học không gian hàng đầu của thập kỷ tới, được đóng gói bên trong khoang chở hàng của tên lửa Ariane 5 đã sẵn sàng cho vụ phóng lúc 7 giờ 20 sáng giờ miền đông nước Mỹ (19 giờ 20 giờ Việt Nam) từ căn cứ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ở Guiana thuộc Pháp.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, siêu kính viễn vọng nặng 14.000 pound (khoảng 6,35kg), có kích thước gần bằng sân quần vợt, sẽ được phóng từ tên lửa Ariane 5 do Pháp chế tạo sau 26 phút bay vào vũ trụ.
Trong tháng tiếp theo, james webb sẽ di chuyển đến đích của nó trong quỹ đạo mặt trời cách trái đất khoảng 1 triệu dặm - xa hơn khoảng cách tới mặt trăng khoảng 4 lần. đường quỹ đạo đặc biệt sẽ giữ cho james webb liên tục thẳng hàng với trái đất như một hành tinh và kính viễn vọng sẽ quay quanh mặt trời.
Để so sánh, kính viễn vọng không gian hubble (phiên bản tiền nhiệm 30 năm tuổi của james webb) quay quanh trái đất từ khoảng cách 340 dặm (547km), đi vào và ra khỏi bóng tối hành tinh cứ sau 90 phút.
Được đặt tên giống người đứng đầu nasa trong hầu hết thập kỷ hình thành của cơ quan vào những năm 1960, james webb nhạy hơn hubble khoảng 100 lần và được kỳ vọng sẽ biến đổi sâu sắc hiểu biết của các nhà khoa học về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó.
James Webb chủ yếu sẽ quan sát vũ trụ trong quang phổ hồng ngoại, giúp nhìn xuyên qua các đám mây khí và bụi nơi các ngôi sao được sinh ra, trong khi Hubble hoạt động chủ yếu ở bước sóng quang học và tia cực tím.
Gương chính của james webb - bao gồm 18 phân đoạn lục giác bằng kim loại berili phủ vàng - cũng có vùng thu ánh sáng lớn hơn nhiều, hỗ trợ quan sát các vật thể ở khoảng cách xa hơn, nên quay ngược thời gian xa hơn so với hubble hoặc bất kỳ kính thiên văn nào khác.
Theo các nhà thiên văn học, điều đó sẽ mang lại cái nhìn thoáng qua về vũ trụ chưa từng thấy trước đây - có niên đại chỉ 100 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
Tầm nhìn của Hubble quay trở lại khoảng 400 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, thời kỳ ngay sau khi các thiên hà đầu tiên được cho đã hình thành.
Ngoài việc xem xét sự hình thành của các ngôi sao và thiên hà sớm nhất trong vũ trụ với độ rõ nét hơn, các nhà thiên văn học còn háo hức nghiên cứu các lỗ đen siêu lớn được cho là chiếm trung tâm của các thiên hà xa xôi.
Các công cụ của james webb cũng rất lý tưởng để tìm kiếm bằng chứng về các bầu khí quyển có khả năng hỗ trợ sự sống và quan sát các thế giới gần trái đất nhiều, chẳng hạn sao hỏa và mặt trăng sao thổ titan.
Kính thiên văn này là sự hợp tác quốc tế giữa NASA (đứng đầu) với các Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Canada. Northrop Grumman Corp là nhà thầu chính. Phương tiện phóng từ công ty Arianespace là một phần đóng góp của châu Âu.
James Webb được phát triển với chi phí 8,8 tỉ USD (chi phí hoạt động dự kiến nâng tổng giá thành của nó lên khoảng 9,66 tỉ USD), cao hơn nhiều so với kế hoạch khi NASA hướng đến vụ phóng vào năm 2011 nhưng không thành.
Hoạt động thiên văn của James Webb, được quản lý bởi Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2022, sau khoảng 6 tháng căn chỉnh, hiệu chỉnh các gương và dụng cụ siêu kính viễn vọng này. Đài quan sát không gian được thiết kế để tồn tại đến 10 năm.