Từ cấu trúc thiên nhiên, người hành hương và du khách đến tham quan ngoại cảnh chùa hang (ấp tô an, xã cô tô, huyện tri tôn) sẽ thấy một vồ đá giống như “chiếc thuyền” đang lướt sóng, dáng vẻ rất tĩnh mịch và kỳ bí. điều lạ lùng hơn, khối đá hàng chục tấn ấy (nổi khơi) chỉ dính một phần với đá bàn (nền đá chân núi); tạo nên khoảng không gian cao cỡ 3m - 4m và trần hang như vòm cong nhấp nhô; diện tích mặt bằng rộng đến vài chục mét vuông, chung quanh là vách đá (bảo đảm kín mưa, kín nắng); bên cạnh cửa chính còn có nhiều ngách (tự nhiên) thông gió, mà không cần đến máy quạt. theo các vị cao niên, phật tử am hiểu lịch sử cho biết, so với chùa hang (núi ba thê, huyện thoại sơn), chùa hang (núi bà đội, huyện tịnh biên), chùa hang (núi sam, thành phố châu đốc)… thì chùa hang (núi cô tô, huyện tri tôn) này là kỳ bí nhất.
Toàn cảnh chùa Hang, núi Cô Tô. |
Khi chiến tranh kết thúc, chùa hang tiếp tục được bảo tồn nguyên vẹn, cảnh quan thêm phần bắt mắt và tươm tất hơn, với những loại cây ăn trái bản địa. đồng bào phật tử quanh vùng đồn đãi, chùa hang, núi cô tô rất xứng danh với những gì thiên nhiên ban tặng và đây cũng là ngôi chùa độc đáo “có một không hai” trên vùng bảy núi.
Với khung cảnh núi rừng hoang vắng, những năm chiến tranh, chùa hang, núi cô tô (huyện tri tôn) còn được biết đến như một trạm giao liên, chỗ nuôi chứa du kích các cấp, nơi cất giấu tài liệu, lương thực và thực phẩm… phục vụ kháng chiến; góp phần cùng quân và dân xã cô tô lập nên kỳ tích xuất sắc đặc biệt, được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. nhắc tới chùa hang, núi cô tô, nhiều cô chú cán bộ cao niên, cựu chiến binh từng chiến đấu vùng này vẫn nhớ như in; ai cũng đều coi đây là dấu ấn khó phai về tình đoàn kết giữa đồng bào phật tử khmer và người kinh trên vùng bảy núi (tỉnh an giang).