Kinh tế xã hội hôm nay

Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020): Nhớ về “Chị Cả” Nguyễn Thị Định

MangYTe - Quân đội Nhân dân Việt Nam tự hào có người Anh Cả - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng suy tôn Thiếu tướng Nguyễn Thị Định là Chị Cả. Đây là hai vị tướng có công lớn với đất nước.

Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020): Nhớ về “Chị Cả” Nguyễn Thị Định - Ảnh 1.

nguyễn thị định gặp gỡ chị em phụ nữ trong kháng chiến. ảnh: tl

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo đông con ở làng lương hòa, huyện giồng trôm, tỉnh bến tre nên bà nguyễn thị định không được học chữ nhiều. nhưng ở đất bến tre có truyền thống dạy con cháu cái nhân, cái nghĩa, cái yêu, cái ghét… chính từ đó mà trong nghèo khổ, bà đã nhận ra lớn lên mình phải làm gì. bà căm ghét cường hào, ác bá, thấy sự bất công tủi nhục mà người dân nô lệ phải chịu đựng, nên quyết định tìm đến những người hoạt động trong tổ chức đông dương đại hội ở quê, xin được tham gia và hoạt động với phong trào. năm 1938, bà nguyễn thị định được kết nạp vào đảng cộng sản đông dương. từ đây, bà lăn lộn hoạt động trong phong trào cách mạng ở địa phương.

Năm 1940, bà nguyễn thị định bị địch bắt, bị đưa đi tù đày ở nhiều nhà lao nam bộ. năm 1944, bà ra tù tiếp tục hoạt động. năm 1945, bà tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở vùng bến tre. tháng 3/1946, bà cùng đoàn cán bộ miền nam vượt biển ra bắc để báo cáo với trung ương đảng và bác hồ về tình hình ở mặt trận nam bộ. sau khi nhận được chỉ thị của trung ương, tháng 10/1946 đoàn được giao chuyên chở 12 tấn vũ khí vượt biển về nam bộ. thuyền đã vượt qua giông bão và sự săn lùng của địch cập bến an toàn vào tháng 11/1946, mở đầu và là kinh nghiệm cho những "đoàn tàu không số" sau này.

Năm 1948, bà nguyễn thị định được bầu vào ban thường vụ tỉnh ủy bến tre, làm đoàn trưởng phụ nữ tỉnh, một thời gian sau được phân công làm phó bí thư tỉnh ủy bến tre. bà có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo phong trào kháng chiến chống thực dân pháp nên sau khi ký hiệp định giơnevơ được tổ chức phân công ở lại hoạt động không tập kết ra bắc. bọn địch biết nên đã tìm mọi cách lùng bắt, nhưng bà được dân tin yêu, dân đùm bọc, bảo vệ.

Năm 1960, dưới ánh sáng nghị quyết 15 của trung ương đảng, bà nguyễn thị định đã kêu gọi nhân dân đứng lên "đồng khởi". ngày 17/11/1960, ba xã bình thủy, bình khánh, phước hiệp (huyện mỏ cày) dành thắng lợi, mở đầu cho phong trào "đồng khởi" ở bến tre và lan tỏa khắp miền nam. trước tình hình đó, địch đưa quân về càn quét rất dữ dội, nhưng dưới sự lãnh đạo của bà nguyễn thị định kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đặc biệt là "đội quân tóc dài", bọn địch phải chấp nhận "thế giằng co", thực chất là phải rút quân; thế là một vùng rộng lớn ở tỉnh bến tre được giải phóng.

Nhận biết khả năng kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự, lãnh đạo chỉ huy chiến tranh nhân dân, người khởi xướng và chỉ đạo phong trào "đồng khởi", bộ chính trị quyết định cử bà nguyễn thị định làm phó tư lệnh quân giải phóng miền nam việt nam và thăng quân hàm thiếu tướng. bà nguyễn thị định được chủ tịch hồ chí minh nhận xét: "cô nguyễn thị định, một vị tướng quân gái, phó tư lệnh quân giải phóng miền nam, thật là vẻ vang cho cả miền nam, cho cả dân tộc ta".

Với tài thao lược của người chỉ huy, bà nguyễn thị định có công lớn trong việc tổ chức lãnh đạo "đội quân tóc dài", một đội quân biến hóa, lúc quân, lúc dân, lúc vận động thuyết phục, lúc chiến đấu ngoan cường, địch không biết đâu mà lường. dũng mãnh trên chiến trường, nhưng sau mỗi trận chiến sinh hoạt với anh chị em, nữ tướng luôn ân cần, giản dị như người mẹ, người chị trong một gia đình lớn. anh chị em gọi thân mật "chị ba", "cô ba" ấm cúng thân tình giữa người chỉ huy với chiến sĩ ở nơi binh biền, nơi trận mạc, cho nên quân giải phóng miền nam việt nam mới tôn bà là "chị cả" của mình.

Sau ngày thống nhất nước nhà, bà nguyễn thị định được bầu vào ban chấp hành trung ương đảng, làm chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ việt nam, năm 1987, bà là phó chủ tịch hội đồng nhà nước. bà nguyễn thị định là tấm gương tiêu biểu, là ngọn cờ đoàn kết không chỉ trong chiến tranh mà bước vào trận chiến mới khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước trước bao khó khăn sau cuộc chiến. với tài năng lãnh đạo, trái tim nhân hậu và sự từng trải của mình, trên cương vị phó chủ tịch hội đồng nhà nước, bà nguyễn thị định đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của đất nước và có công lớn trong việc gây dựng mối quan hệ giữa phụ nữ việt nam với phụ nữ và bạn bè quốc tế.

Với 72 năm tuổi đời và 56 năm hoạt động cách mạng kiên cường và liên tục, bà nguyễn thị định trải qua những chặng đường đấu tranh vô cùng quyết liệt. đặc biệt, trong bước ngoặt lịch sử của những năm 60 trên chiến trường miền nam, nữ tướng đã tỏ rõ tài chỉ huy và thao lược của mình, "chị đã góp một bàn tay quan trọng trên dây kéo lá buồm của con thuyền cách mạng vượt qua bão tố tiến về phía trước" như gs trần văn giàu đã nhận xét. bà nguyễn thị định cũng đã được dân làng ở bến tre bảo nhau rằng, người như bà "sống làm tướng, ch*t làm thần".

Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam và 100 năm ngày sinh nữ tướng nguyễn thị định, cùng tưởng nhớ một vị tướng tài, một nữ tướng đã nối tiếp truyền thống hai bà trưng, một nhân cách, một nhà cách mạng, một người lính cụ hồ mẫu mực, đã hóa thân vào quân đội nhân dân và trong lòng dân tộc việt nam.

TS. Đặng Duy Báu

(Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh)


Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ky-niem-76-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-22-12-1944-22-12-2020-nho-ve-chi-ca-nguyen-thi-dinh-20201221204810669.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte Tôi ở tỉnh Gia Lai và muốn đến điều trị tại BV Nhân dân 115 TPHCM, vì thời gian điều trị khá dài nên tôi muốn lưu trú lại BV để tiện chữa trị. Mangyte có thể giúp giùm tôi xem BV Nhân dân 115 có cho lưu trú không và nếu có thì cho tôi biết thêm chi tiết giá dịch vụ của BV. Cảm ơn Mangyte,
  • Tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp. Tôi đã uống Thu*c được 1 tháng và ngưng Thu*c hơn 2 tuần rồi. Tôi muốn hỏi BV Nhân dân Gia Định có test hơi thở không và chi phí test là bao nhiêu ạ? (Trung Thông - thong.le… @gmail.com)
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY