Cây thuốc quanh ta hôm nay

La bặc tử tiêu thực, trị suyễn

La bặc tử là hạt già của cây cải củ (Raphanus sativus L. La bặc tử vị cay ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị và phế.
La bặc tử là hạt già của cây cải củ (Raphanus sativus L. La bặc tử vị cay ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Chữa các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm). Hằng ngày dùng 6 - 12g. La bặc tử được dùng làm Thu*c chữa các chứng bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

Bài 1: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

Bài 2: Tam tử dưỡng thân thang: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô sao 12g, bạch giới tử sao 12g. Tán bột thô, cho vào túi vải, sắc với 400ml lấy 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. Chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hơi đi ngược.

Bài 3: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

Bài 4: hạt củ cải sao, hạt bồ kết đốt tồn tính; liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 - 3 lần. Trị đờm suyễn, ngực căng thở gấp.

Chữa các chứng bệnh tiêu hóa kém, ăn uống bị đầy, hơi không lưu thông, tức ngực, trướng bụng:

Bài 1: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hóa kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

Bài 2: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát thêm nước lọc lấy nước. Uống bột Thu*c và nước tỏi, với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ mót rặn đại tiện.

Có thể kết hợp hạt cải củ cải với tiểu hồi hương, đại hoàng để chữa bí đại tiện đơn thuần.

Ngoài ra, la bặc tử dùng trong bệnh sởi, ngạt khí than.

Hạt củ cải chiêu nước hồ: hạt củ cải tươi nghiền nát, mỗi lần uống 6g, uống cùng với nước hồ hoặc nước cơm. Ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp ban sởi mọc chậm không đều, hoặc sau khi ban sởi mọc có viêm khí phế quản ho nhiều đờm.

Nước cải củ tươi: củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước cho uống. Trị ngạt do khói than.

Kiêng kỵ: hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ không uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-la-bac-tu-tieu-thuc-tri-suyen-6313.html)

Chủ đề liên quan:

la bặc tử tiêu thực trị suyễn

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Sơn tra còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra), Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
  • Mọi sự trên đời đều có nhân – quả. Nhân là thứ bạn có thể chọn, nhưng quả thì không có cách nào chọn được. Thế nên trước khi chờ nhận được quả ngon, hãy tự gieo cho mình một cái nhân tốt, lập ra mục tiêu lâu dài và thực hiện nó.
  • Mọi sự trên đời đều có nhân – quả. Nhân là thứ bạn có thể chọn, nhưng quả thì không có cách nào chọn được. Thế nên trước khi chờ nhận được quả ngon, hãy tự gieo cho mình một cái nhân tốt, lập ra mục tiêu lâu dài và thực hiện nó.
  • Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen). Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, chữa suyễn...
  • Con trai tôi bị suyễn, tôi nghe nhiều người nói bấm đuôi con thằn lằn trắng để nó chạy vào miệng chui luôn vào bụng cháu thì có thể trị được bệnh. Xin hỏi bác sĩ có đúng như thế không? (Lan)
  • Nấm còn trong bọc, thường gọi là nấm trứng, được ưa thích nhất. Thịt nấm dai và thơm rất được ưa chuộng và là thức ăn rất phổ thông ở miền nam Việt Nam
  • Trong y học cổ truyền, quế được coi là một trong 4 vị Thu*c quý (sâm, nhung, quế, phụ) có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY