Toàn bộ nấm khi còn non nằm trong bao chung, hình trứng. Sau đó mũ nấm phá vỡ bao chung, lộ ra ngoài. Mũ nấm ban đầu có hình trứng, sau vưon lên, có dạng núm hoặc dạng bán cầu dẹp, màu nâu, nâu đen hoặc xám. Mũ khô phủ lông. Kích thước của mũ thay đổi từ 5 - 15cm. Thịt nấm màu trắng, cuống nấm nhẵn, màu trắng, có gốc hơi phình dạng củ, đặc, chất thịt dài 3 - 15cm, đường kính 0,5 - 1,5cm, ở gốc có một cái bao là vết tích của bao chung. Thường xuất hiện từ tháng 4 - 10.
Nấm mọc đon độc hay thành cụm, thường phát triển trên rơm rạ mục hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè thu nóng ẩm với nhiệt độ 28 - 45oC nhiều nhất là vào tháng 7 - 8. Rất phổ thông ở khắp nước ta, nhất là ở các vùng đồng bằng. Ở nhiều nơi của nước ta, Nấm rơm được trồng. Nguyên liệu chính là rơm rạ; ngoài ra có thể dùng bèo lục bình, bã mía, thân lá đậu, giấy, bông phế thải, xác bã Dong riềng. Chọn rơm rạ ở ruộng không phèn mặn, không bị bệnh, trữ lại một thời gian; phơi khô (Lúa nếp, Lúa mùa địa phương cho nấm tốt hơn). Trước khi xếp, ngâm nước pha vôi 1%. Chọn meo giống tốt, làm mô nấm ở chỗ mát, sáng, cao ráo, tránh gió, tưới đủ ẩm bằng nước ngọt. Sau khi cấy mẹo 12 - 25 ngày, nấm bắt đầu mọc. Trong vòng 20 - 30 ngày có thể thu hái 3 kỳ, mỗi kỳ trung bình được từ 0,5 - 1kg nấm/0,5m2 với 50 kg môi trường thu được từ 2,5 - 4,5kg nấm tươi.
Nấm tươi chứa 90% nước, 3,6% protid, 0,3% lipid, 3,2% glucid, 1,1% cellulose, 0,8% tro, 28mg% calcium, 80mg% phosphor, 1,2% sắt, còn có một lượng nhỏ các vitamin như B, C, A, PP. 100g nấm cung cấp cho cơ thể 31 calo.
Nấm rơm ăn ngon. Nấm còn trong bọc, thường gọi là nấm trứng, được ưa thích nhất. Thịt nấm dai và thơm rất được ưa chuộng và là thức ăn rất phổ thông ở miền nam Việt Nam. Thường dùng xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn.
Người ta chế nấm thành bột làm Thu*c viên chữa chứng thiếu máu. Nấm rơm xào với thịt chim sẻ hay với thịt ếch mà ăn thì có tác dụng K*ch d*c, rất thích dụng đối với người liệt dương.
Nguồn: Internet.