Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lãnh thổ quốc gia nào có hình dạng giống chú chó đang ngồi?

(MangYTe) - Đất nước này là đảo quốc tại Đông Nam Á.

1. Hình dạng lãnh thổ quốc gia nào được ví với chú chó đang ngồi?

  • A. Brunei

  • B. Malaysia

  • C. Philippines

    Philippines là đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á. Khi nhìn vào bản đồ quốc gia, một số người cho rằng nó có hình dạng một ông già đang cúi xuống, nhiều người lại so sánh với một chú chó đang ngồi.

2. Philippines được đặt tên theo vị vua nước nào?

  • A. Tây Ban Nha

    Philippines tên chính thức là Cộng hòa Philippines, là đảo quốc tại Đông Nam Á. Philippines được đặt tên theo vị vua Tây Ban Nha. Tên gọi của Philippines bắt nguồn từ một vị vua Tây Ban Nha ở thế kỷ 16, thông qua các chuyến đi đường biển của nhà thám hiểm người nước này. Ngày 1/11/1542, Ruy Lopez de Villalobos bắt đầu chuyến hải hành tới Philippines từ Barra de Navidad, Tân Tây Ban Nha (Mexico ngày nay). Ông cập bến Mindanao vào ngày 2/2/1543, trở thành người đầu tiên khám phá hòn đảo. Villalobos đặt tên cho một số hòn đảo ở Philippines là Felipinas, nhằm tôn vinh hoàng tử Don Felipe của Tây Ban Nha, người sau này trở thành vua Felipe II. Về sau, tên Las Islas Filipinas được dùng để chỉ toàn bộ quần đảo. Bảng chữ cái Abakada của Philippines thời đó thiếu chữ F, nên người bản địa dùng chữ P để thay thế. Qua nhiều lần biến đổi, tên nước Philippines có cách viết như hiện tại. Người Philippines được gọi là Filipino. Đến năm 1565, Miguel López de Legazpi đến Philippines và thành lập khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại đây, khiến quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm sau đó.

  • B. Nhật Bản

  • C. Anh

3. Đất nước này có bao nhiêu hòn đảo?

  • A. Hơn 5.000 hòn đảo

  • B. Hơn 6.000 hòn đảo

  • C. Hơn 7.000 hòn đảo

    Đất nước này có 7.107 hòn đảo, được chia thành ba nhóm chính là Luzon, Visayas và Mindanao, trong đó khoảng 2.000 đảo có người định cư. Toàn bộ quần đảo Philippines chứa gần 100 triệu dân. Luzon nằm ở phía bắc, là hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất Philippines. Đây cũng là tên chung của một trong ba miền địa lý ở nước này (gồm ba nhóm đảo chính Luzon, Visayas và Mindanao). Với diện tích 42.458 dặm vuông, đảo Luzon lớn thứ 15 thế giới. Nó giáp biển Philipines về phía Đông, biển Đông về phía Tây và eo biển Luzon về phía Bắc. Luzon được chia thành khu vực phía Nam, Bắc, Trung và Vùng thủ đô Quốc gia (hay vùng đô thị Manila) - trung tâm kinh tế tài chính của đất nước. Đây là quê hương của dãy núi Cordillera, Sierra Madre, Zambales cũng như các hồ, bán đảo, đồng bằng, sông ngòi và vịnh.

4. Đâu là ngôn ngữ phổ biến ở Philippines?

  • A. Tiếng Anh

    Philippines sử dụng ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, hơn 90% dân số sử dụng ngôn ngữ này, từ đứa trẻ 3 tuổi đến cụ già đã 90 tuổi, điều này khiến nơi đây trở thành quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 5 thế giới. Ngoài ra, ở quốc gia này còn có khoảng 175 ngôn ngữ riêng lẻ khác, trong đó có 171 ngôn ngữ đang tồn tại và 4 ngôn ngữ còn lại không còn người nào nói. Các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Borneo–Philippines của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo- một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo. Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính thức. Tiếng Filipino là phiên bản tiêu chuẩn hóa của tiếng Tagalog. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông, và kinh doanh. Hiến pháp yêu cầu rằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập được xúc tiến trên cơ sở tự nguyện và tùy ý. Mười chín ngôn ngữ cấp vùng đóng vai trò là những ngôn ngữ chính thức phụ trợ được dùng làm phương tiện giảng dạy: Aklanon, Bikol, Cebuano, Chavacano, Hiligaynon, Ibanag, Ilocano, Ivatan, Kapampangan, Kinaray-a, Maguindanao, Maranao, Pangasinan, Sambal, Surigaonon, Tagalog, Tausug, Waray-Waray, và Yakan. Các ngôn ngữ bản địa khác như Cuyonon, Ifugao, Itbayat, Kalinga, Kamayo, Kankanaey, Masbateño, Romblomanon, và một số ngôn ngữ Visayas là điều phổ biến tại các tỉnh tương ứng. Tiếng Chavacano là một ngôn ngữ bồi bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, được nói tại Cavite và Zamboanga. Các ngôn ngữ phi bản địa cũng được giảng dạy trong các trường học được chọn lọc, Quan thoại được dùng trong các trường tiếng Hoa để phục vụ cho cộng đồng người Philippines gốc Hoa. Các trường Hồi giáo tại Mindanao dạy tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại trong chương trình giảng dạy của họ. Tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha được giảng dạy với trợ giúp của các tổ chức ngôn ngữ nước ngoài. Bộ Giáo dục bắt đầu cho tiến hành giảng dạy các ngôn ngữ Mã Lai là tiếng Indonesia và tiếng Malaysia vào năm 2013.

  • B. Tiếng bản địa

  • C. Cả 2 đáp án trên

5. Tôn giáo phổ biến nhất ở Philippines là gì?

  • A. Công giáo

    Công giáo La Mã lần đầu được giới thiệu với người Philippines thông qua Ferdinand Magellan, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha (về sau đổi quốc tịch thành Tây Ban Nha) vào đầu những năm 1500. Trong hành trình mà đích đến ban đầu là “Quần đảo Gia vị” (nay là quần đảo Maluku ở Indonesia), Magellan đã cập bến đảo Cebu ở Philippines do đi chệch đường. Sau đó, ông lôi kéo hàng trăm người dân theo Công giáo La Mã, dần biến nó thành tôn giáo của khu vực này. Hiện Philippines là một trong hai quốc gia châu Á mà Công giáo La Mã là tôn giáo chủ yếu, bên cạnh Đông Timor. Philippines cũng là quốc gia Công giáo La Mã lớn thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Mexico. Vào năm 2015, ước tính 84 triệu người Philippines, hay khoảng 82,9% dân số, tự nhận theo Công giáo.

  • B. Phật giáo

  • C. Hồi giáo

6. Philippines là nước có chiều dài bờ biển đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ ba

  • B. Thứ tư

  • C. Thứ năm

    Philippine là một hòn đảo gồm 7.107 đảo và tổng diện tích xấp xỉ 300.000 km2 – quốc gia rộng lớn thứ 64 trên thế giới, có 36.289 km bờ biển, chiều dài bờ biển đứng thứ 5 thế giới. Philippines có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao.

7. Trường đại học nào ở Philippines được xem là lâu đời nhất của châu Á và lớn nhất thế giới?

  • A. Đại học Santo Tomas

    Trường Đại học Santo Tomas nằm tại thủ đô Manila được biết đến là trường đại học Công giáo lớn nhất thế giới.Trường Đại học Thiên chúa giáo San Carlos nằm tại Cebu được thành lập bởi một vị linh mục người Tây Ban Nha vào những năm 1595, đây cũng là trường đại học lâu đời nhất tại châu Á và thậm chí còn lâu đời hơn cả đại học Harvard của Mỹ.

  • B. Đại học De ​​La Salle

  • C. Đại học Ateneo de Manila

8. Đơn vị tiền tệ của Philippines là gì?

  • A. Dola

  • B. Peso

    Piso (tiếng Philippines) hay Peso (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) là đơn vị tiền tệ của Philippines.

  • C. Republika

Kết quả: 0/8

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/news-game/lanh-tho-quoc-gia-nao-co-hinh-dang-giong-chu-cho-dang-ngoi-167782.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY