Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là gì?

Lên đồng ngày nay chủ yếu là biểu diễn “đóng thế” vai các thánh thần và vì biểu diễn nên nặng về khăn áo, âm nhạc, hát, chất kích thích… để tạo đà cho cảm xúc thăng hoa.

Lên đồng

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shamanông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các Tín ngưỡng Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội đồng Thánh Trần mang tính shaman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng như đi trên than hồng, xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...

Các thành phần tham gia

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "cô hoặc bà đồng". Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...

Âm nhạc là thành phần không thể thiếu, cung văn chính là người tấu nhạc phục vụ buổi lễ.

Ngoài ra, các thánh phần ngồi xem buổi hầu là các cử tọa. Những người này thường là con nhang đệ tử, thường thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự, hòa theo điệu múa hát và được Thánh ban lộc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/len-dong-hay-con-goi-la-hau-dong-hau-bong-dong-bong-la-gi)

Tin cùng nội dung

  • Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào thực sự khẳng định “có” hay “không” sự tồn tại của một thế lực siêu nhiên trong việc xuất nhập hồn. Nhưng có lẽ điều đó xuất phát một phần từ lòng tin, sự tự ám thị, nhu cầu chữa bệnh và cả tâm lý phấn chấn, bí hiểm do chính các buổi lên đồng tạo ra.
  • Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” cho nên nhiều người coi đây là trò “mê tín” và “nhố nhăng”. Tuy nhiên, đó chỉ là “cảm giác” của những người chưa tìm hiểu gì về hầu đồng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nghi thức hầu đồng và nghệ thuật hát chầu văn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
  • Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới; nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm; có thâm niên; vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.
  • Câu chuyện mê tín dị đoan gọi hồn, gọi vong là chuyện không phải hiếm gặp trong đời sống. Mới đây, cộng đồng mạng được phen xôn xao khi người đi gọi vong đã thẳng tay tát lại cô đồng (được vong nhập theo quan niệm -PV) sau khi bị vong tát..
  • Đạo mẫu và tín ngưỡng Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ qua trật tự các giá hầu
  • Khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”. Làm trái, nghĩa là bội nghịch với Tam bảo.
  • TS Trần Đoàn Lâm – Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam cho biết, “Thực hành tín ngường thờ Mẫu Tam phủ là một trong những thành tố rất đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Đạo đức nho giáo rất trọng nam kinh nữ, nhưng riêng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lại đề cao vai trò của người phụ nữ.
  • Hỏi: ở quê tôi có hiện tượng một số vị là chức sắc, trụ trì, một số khác cũng ở chùa mang hình thức xuất gia (giống Tăng Ni nhưng không biết đã thọ giới hay chưa) tham gia hầu đồng, lam thanh đồng nhảy múa và xưng là quan này, cô nọ, cậu kia... như vậy có sai với giáo pháp nhà Phật?
  • (MangYTe) Hầu đồng là gì? Có lẽ rất nhiều người Việt đã từng chứng kiến hoặc biết tới hầu đồng nhưng lại hiểu sai hoặc hiểu chưa đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động tâm linh này.
  • (MangYTe) - Mới đây nhất, 14 mẫu bệnh phẩm, trong đó có trường hợp của 1 người ở xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), đi về từ Campuchia đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY