Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Lipovenoes - Dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

Đáp ứng nhu cầu đồng thời về năng lượng và acid béo cần thiết trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Nhũ dịch tiêm truyền: chai 100 ml, thùng 10 chai; chai 250 ml, thùng 10 chai; chai 500 ml, thùng 10 chai.

Thành phần cho 1000 ml

Dầu đậu nành 100 g.

Glycerin (glycerol) 25,0 g.

Phospholipid chiết từ trứng 6,0 g.

Nồng độ thẩm thấu 272 mosm/l.

pH 6,5-8,7.

Năng lượng cung cấp 4522 kj/l (hay 1080 kcal/l).

Chỉ định

Đáp ứng nhu cầu đồng thời về năng lượng và acid béo cần thiết trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Chống chỉ định

Chuyển hóa lipid bị suy yếu.

Tạng xuất huyết nặng.

Chuyển hóa không ổn định ở bệnh nhân tiểu đường.

3 tháng đầu thai kỳ.

Dị ứng với protein gà.

Tất cả những bệnh lý cấp tính và đe dọa mạng sống như: shock và trụy mạch, nhồi máu cơ tim mới, đột quị, nghẽn mạch, hôn mê chưa rõ nguyên nhân.

Những chống chỉ định chung đối với nuôi dưỡng đường tĩnh mạch như: hạ kali máu, tình trạng thừa nước, mất nước nhược trương.

Việc sử dụng Lipovenoes ở bệnh nhân trẻ em bị bilirubin máu cao phải được theo dõi cẩn thận. Bilirubin phải được kiểm tra thường xuyên khi dùng chất béo dạng nhũ dịch. Nó có nguy cơ gây bệnh vàng nhân não.

Thận trọng khi dùng

Triglycerid máu phải được kiểm tra hàng ngày. Hàm lượng đường trong máu, chuyển hóa acid- base, cân bằng nước điện giải phải được kiểm tra thường xuyên. Nồng độ triglycerid trong máu khi truyền dịch không được vượt quá 3 mmol/l ở người lớn và 1,7 mmol/l ở trẻ em.

Tác dụng ngoại ý

Phản ứng sớm có thể xảy ra khi dùng chất béo dạng nhũ dịch như: sốt nhẹ, cảm giác nóng, cảm giác lạnh run, cảm giác bất thường về sự ấm và sự tím tái, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn, thở hụt hơi, đau đầu, lưng, xương, ngực, thắt lưng và chứng cương đau D**ng v*t (rất hiếm khi xảy ra). Nếu những tác dụng phụ này xảy ra hoặc nồng độ triglycerid gia tăng khi truyền dịch trên trị số 3 mmol/l ở người lớn và 1,7 mmol/l ở trẻ em thì phải ngưng truyền hoặc nếu cần thiết thì dùng tiếp nhưng giảm liều. Một hội chứng quá tải phải được theo dõi. Hội chứng này có thể xảy ra do di truyền, liều chuyển hóa khác nhau ở từng cá nhân, và những bệnh mắc trước đây đã dùng những liều khác nhau và thay đổi liên tục. Hội chứng quá tải gồm các triệu chứng sau: gan lớn có hoặc không có vàng da, thay đổi hoặc giảm các yếu tố' đông máu (thời gian máu chảy, thời gian máu đông, thời gian prothrombin, tiểu cầu...), lách lớn, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, khuynh hướng chảy máu, thử nghiệm chức năng gan bất thường.

Tương tác Thu*c

Tương tác giữa Lipovenoes với các Thu*c khác hiện không được biết. Sự không tương hợp có thể xảy ra qua những ion đa hóa trị (ví dụ Ca), đặc biệt khi dùng chung với heparin. Chỉ nên dùng chung dung dịch Lipovenoes với những dịch truyền khác, chất điện giải và Thu*c khác khi sự tương hợp đã được chứng minh.

Liều lượng và cách dùng

Dịch truyền Lipovenoes có thể được dùng chung với các dung dịch acid amin khác và/hoặc dung dịch carbohydrate, nhưng phải qua các đường truyền khác nhau. Việc dùng đồng thời 2 dung dịch phải được quan sát kỹ trên lâm sàng, sự tương hợp của 2 dung dịch phải được khẳng định.

Trẻ em: nếu không dùng chung Thu*c khác: 1-2 g chất bé o/kg/ngày, tương đương 10-20 ml Lipovenoes 10%/kg/ngày. Nếu nhu cầu năng lượng gia tăng: dùng đến 3 g chất béo/kg/ngày, tương đương với 30 ml lipovenoes 10%/kg/ngày.

Người lớn: nếu không dùng chung với các Thu*c khác: 1-2 g chất b é o/kg/ngày, tương đương 10-20 ml lipovenoes 10%/kg/ngày.

Tốc độ truyền: tối đa 0,125 g chất béo/kg/giờ (tương ứng với 1,25 ml). Tuy nhiên, lúc đầu truyền phải dùng liều thấp, tối đa 0,05 g chất béo/kg/giờ. Ở người nặng 70 kg, bắt đầu truyền với tốc độ 10 giọt/phút và gia tăng sau mỗi 30 phút đến tối đa 26 giọt/phút.

Thời gian điều trị: dùng trong suốt thời gian nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Bảo quản

Không dùng Thu*c quá hạn dùng ghi trên nhãn.

Lắc kỹ trước khi sử dụng.

Bảo quản dưới 250C, không để đóng băng.

Chỉ sử dụng khi dung dịch đồng nhất và lọ không bị hư.

Để Thu*c xa tầm tay với của trẻ con.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/l/lipovenoes/)
Từ khóa: lipovenoes

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY