Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Loạn dục cải trang: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Trong một nghiên cứu điều tra trên 1000 người đàn ông trưởng thành bị loạn dục cải trang

Loạn dục cải trang là mặc quần áo của người khác giới. DSM-IV-TR đã định nghĩa loạn dục cải trang là:

Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi T*nh d*c với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng ở nam giới không phải là T*nh d*c đồng giới.

Những tưởng tượng, đòi hỏi hoặc hành vi như vậy gây ra các rối loạn stress đáng kể về mặt lâm sàng hoặc những tổn thiệt về xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực chức năng quan trọng khác.

Chưa có nhiều chứng cứ về những rối loạn tương tự ở nữ giới. Khi chưa đến tuổi dậy thì, các cậu bé, mà sau này là những người đàn ông có các hành vi loạn dục cải trang cũng chưa có các hành vi “phụ nữ” hoặc thích mặc quần áo khác giới. Tương tự như vậy, các sở thích hoặc lựa chọn nghề nghiệp ở những người đàn ông loạn dục cải trang không có gì khác so với những người khác.

Các cậu bé loạn dục cải trang thường bắt đầu mặc quần áo khác giới ở tuổi dậy thì, ít gặp ở tuổi thanh niên trưởng thành. Đây là sự kích thích T*nh d*c điển hình, mặc dù nhiều người cho rằng họ thích mặc như vậy bởi họ có thích có cảm giác thích thú với quần áo và hành vi của họ không vì một động cơ T*nh d*c nào. Với những người này, một số thì ít khi mặc, một số lại cố tình mặc đồ phụ nữ bên trong đồ nam giới. ở tuổi thanh niên, ít người trong số này muốn để người khác tưởng lầm là phụ nữ. Tuy nhiên mặc đồ phụ nữ thường kèm theo huyễn tưởng mình là phụ nữ và những huyễn tưởng như vậy có thể là hạt nhân cho các huyễn tưởng T*nh d*c.

Trong một nghiên cứu điều tra trên 1000 người đàn ông trưởng thành bị loạn dục cải trang, Docter và Prince (1997) cho thấy 40% luôn luôn có khoái cảm T*nh d*c hoặc cực khoái khi họ mặc đồ phụ nữ, chỉ có 9% trong số này nói rằng họ chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Cá nhân càng trưởng thành dần lên thì khoái cảm T*nh d*c khi mặc đồ khác giới cũng giảm dần, thậm chí có thể mất hẳn. Tuy nhiên mong muốn mặc đồ khác giới cũng có thể vẫn tồn tại lâu dài, thậm chí còn mạnh dần lên, thậm chí có thể còn kèm theo cảm giác dễ chịu. Thiếu cơ hội để mặc đồ khác giới có thể gây ra trầm cảm hoặc bực bội. Do vậy điều dễ hiểu là nhiều người loạn dục cải trang vẫn mặc đồ lót phụ nữ bên trong đồ lót nam giới. Trong số những người được Docter và Prince (1997) điều tra, 87% số này cho rằng họ hoàn toàn có đời sống T*nh d*c khác giới; 83% đã có vợ hoặc đã từng lấy vợ tại thời điểm điều tra; 32% số bà vợ của những người này đã biết chồng mình mặc đồ lót phụ nữ trước khi làm đám cưới; 28% hoàn toàn chấp nhận hành vi này khi đã biết; trong khi đó 19% hoàn toàn phản đối. Một điều cũng thường gặp nữa là những người loạn dục cải trang thường bỏ được thói quen mặc đồ phụ nữ ngay trong những tháng hoặc năm đầu tiên khi có bạn gái, mặc dù vẫn có những người thỉnh thoảng lại thích mặc trở lại. Nhiều người thích sự giao hợp với phụ nữ một cách “bình thường” trong khi đó một số lại thích mang đồ lót nữ để đạt được khoái cảm T*nh d*c.

Do xã hội có thể phản ứng rất mạnh nên những hành vi loạn dục cải trang thường xuất hiện ở những nơi có thể được chấp nhận như ở gia đình, ở các câu lạc bộ hoặc tổ chức của những người loạn dục cải trang. Tuy nhiên Docter và Prince (1997) cũng thông báo có đến 71% số người trong mẫu nghiên cứu mặc đồ khác giới công khai: 10% mặc khi đi xe buyt hoặc xe lửa, 28% mặc khi đi ăn ở nhà hàng, 26% sử dụng toa lét phụ nữ và 22% tìm cách lưu trữ quần áo phụ nữ. Khi được hỏi thích là giới nào, 11% vẫn muốn là đàn ông, 28% muốn trở thành phụ nữ và 60% là lựa chọn ngang nhau.

Một số người cảm thấy ân hận và xấu hổ về những ý nghĩ và hành vi của mình. Những cá nhân như vậy có thể nhiều lần nỗ lực để trở thành bình thường nhưng không thành công. Họ có thể phá bỏ tủ đựng quần áo phụ nữ của mình sau đó lại sưu tầm, tích trữ đồ phụ nữ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chu kỳ như vậy có thể lặp đi lặp lại ở những người trẻ tuổi, những người mà sau này dễ dàng chấp nhận hơn những cảm giác của mình. Trong mẫu nghiên cứu của Docter và Prince, 70% đã từng phá tủ quần áo ít nhất 1 lần, 45% đã từng nhờ cậy đến tư vấn. Vẫn chưa có một nghiên cứu dịch tễ nào về tỉ lệ những người mắc chứng loạn dục cải trang do vậy người ta vẫn chưa rõ tỉ lệ này trong cư dân.

Nguyên nhân loạn dục cải trang

Cũng như loạn dục với trẻ em- người ta đã xác định được có những yếu tố nguy cơ xã hội, tâm lí đối với loạn dục cải trang mặc dù chưa thu được nhiều cứ liệu về các yếu tố này.

Mối quan hệ với cha mẹ

Người ta đã đưa ra khá nhiều giả thuyết gia đình khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau về loạn dục cải trang. Newcomb (1985) nhận thấy rằng những người đàn ông loạn dục cải trang cũng giống như những người đàn ông khác, thường cho rằng cha mẹ mình kém thích hợp trong vai trò T*nh d*c và thường là sự miễn cưỡng, tẻ nhạt. Cách tiếp cận này đưa ra một số mô hình các quá trình cần thiết. Tuy nhiên ở những người mà sau này bị chứng loạn dục cải trang lại thường chọn những vai trò của người đàn ông khi còn nhỏ và điều này lại trái ngược với giả thuyết.

Giả thuyết thứ 2 thì cho rằng điểm cơ bản nhất là sự thù địch đàn ông của người mẹ đã ảnh hưởng đến con. Zucker và Bradley (1995) đã đưa ra bằng chứng rằng những cậu bé sau này xuất hiện loạn dục cải trang đã có tỉ lệ cách li với mẹ rất cao so với bình thường. Đây có thể là sự phản ánh thái độ thù địch của người mẹ đối với đàn ông.

Mô hình hành vi

Một giả thuyết cho rằng loạn dục cải trang là do hồi còn nhỏ, cá nhân đã được mặc quần áo khác giới, thường là do mẹ hoặc một người phụ nữ khác và thường được dùng như là một dạng trừng phạt với cái tên gọi “phạt mặc váy”. Có rất nhiều ví dụ được đưa ra (Stoller, 1968) song vẫn chưa thể giải thích được tại sao người lớn lại lựa chọn hành vi đã được dùng để trừng phạt họ. Stoller thì lí giải rằng đó có thể là một dạng vượt lên trừng phạt. Tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng lại cho rằng những sự cố cưỡng ép mặc đồ khác giới là rất ít mà thường là chính đứa trẻ khởi đầu những hành vi như vậy. Những mô hình củng cố mang tính chất ước lệ nhiều hơn (Crawford và cs. 1993) thì cho rằng nếu trẻ được tiếp xúc với đồ vật phụ nữ và thấy thích thú khi được sờ mó hoặc thủ dâm khi mặc thì điều này có thể là sự củng cố cho quá trình tiếp tục những hành vi như vậy.

Mô hình phân tâm

Ovesey và Person (1973) cho rằng quá trình phân tâm dẫn đến loạn dục cải trang xuất hiện sau khi cá nhân đã củng cố được cảm giác đàn ông. Các bà mẹ của họ là những người nhiệt tình và ủng hộ họ, cha thì có sự cách biệt lại hay đe doạ, thậm chí hay mắng mỏ hoặc sỉ nhục hay hành hạ về thể xác. Hậu quả là người mẹ đã quay trở lại chiều chuộng con trai những gì mà bà ta có được từ hôn nhân. Bà ta mặc quần áo đẹp trước mặt con trai đồng thời cổ vũ cậu bé mặc đồ phụ nữ hoặc vào bên trong hoặc ra bên ngoài. Bằng cách đó, bà ta cho rằng tự mình đạt được những khoái cảm T*nh d*c. Tuy nhiên đây lại cũng là sự đè nén những thích thú thực sự bằng cách khước từ tính đàn ông. Đứa trẻ cảm thấy dễ chịu vì sự gần gũi song cũng cảm thấy tội lỗi. Cậu ta cho rằng mẹ muốn cậu ta mặc đồ con gái là nhằm làm phai mờ hình ảnh người cha. Sự gần gũi với mẹ và nhận thức thấy có sự ganh đua với người cha đã ngăn cản việc giải quyết phức cảm Oedipe một cách suôn sẻ.

Sau thời kỳ ấu thơ, cá nhân lại kiếm cách trở lại với mẹ với góc độ là một đối tượng phụ thuộc và cách thu hút sự chú ý đối với những phụ nữ giống mẹ, có thể chấp nhận thậm chí ủng hộ việc mặc đồ khác giới. Những người loạn dục cải trang đã trưởng thành thường hay quay trở lại mặc đồ khác giới vào những giai đoạn có nhiều stress hoặc mặc đồ lót phụ nữ như là một phương tiện bảo vệ.

Quần áo phụ nữ được dùng như là phương tiện bảo vệ theo 3 cách:

Nó là biểu tượng của người mẹ và làm sống mãi sự phụ thuộc và tiếp tục nhu cầu được mẹ che chở.

Nó là biểu tượng của tự thiến, sự khuất phục chiếu lệ đối với những địch thủ đàn ông nhằm né tránh sự trả thù của họ.

Che dấu tính đàn ông để làm tiêu tan sự nghi ngờ của đối thủ.

Quần áo che dấu D**ng v*t, biểu tượng sức mạnh đàn ông và chối bỏ những dự định thù địch, cho phép cá nhân tránh được sự khám phá của đối thủ. Điều này không chỉ làm giảm lo âu mà còn làm tăng cảm giác về sức mạnh đàn ông. Ovesey và Person (1973: 69) còn cho rằng “loạn dục cải trang đó là siêu nhân trong trang phục phụ nữ”.

Trị liệu loạn dục cải trang

Loạn dục cải trang không phải là một trạng thái cần phải trị liệu. Tuy nhiên đối với những người mà hành vi của họ ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc cảm thấy không chấp nhận được những hành vi đó thì có thể cần đến trị liệu. Chính những vấn đề hôn nhân thường dẫn đến nỗ lực làm thay đổi hành vi hoặc bắt đầu trị liệu. Các bà vợ thường chán ghét, ác cảm với những hành vi của chồng, thậm chí cho dù họ đã biết từ trước (Bullough & Weinberg, 1998).

Trị liệu thường tập trung vào những thành tố T*nh d*c của hành vi loạn dục cải trang. Dạng trị liệu thường dùng là liệu pháp phản cảm và thay đổi huyễn tưởng T*nh d*c. Một số chương trình liệu pháp phản cảm cũng thu được kết quả nhất định. Marks cs. (1970) cho biết 2/3 số người tham gia vào liệu pháp phản cảm bằng điện đã có sự cải thiện kéo dài khoảng 2 năm sau. Trong khi đó, chỉ có một số người ở nhóm đối chứng là có sự cải thiện. Cách trị liệu thứ 2 đối với loạn dục cải trang là tái luyện tập thủ dâm. ở đây cá nhân tiến hành thủ dâm với đối tượng T*nh d*c do anh ta lựa chọn, kể cả việc tự mình hay người khác mặc đồ lót phụ nữ. Khi chuẩn bị đạt đến cực khoái cá nhân ngay lập tức chuyển sang tưởng tượng với đối tượng T*nh d*c “bình thường”. Nhiều mô tả nghiên cứu ca và nghiên cứu phi kiểm soát cho thấy phương pháp này có kết quả tốt (Laws &Marshall, 1991).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/loan-duc-cai-trang-hanh-vi-di-thuong/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY