Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lôi ra sán xơ mít dài hàng mét từ bụng bệnh nhân có thói quen ăn thịt bò tái: Cần làm gì để tránh ăn phải thực phẩm nhiễm giun sán?

Video quay cận cảnh sán xơ mít dài hàng mét làm tổ trong bụng bệnh nhân là một trong những clip gây xôn xao mạng xã hội TikTok.

Trên mạng xã hội tiktok, một video đăng tải hình ảnh bác sĩ lôi sán xơ mít dài cả mét ra từ miệng một bệnh nhân khiến nhiều người không khỏi kinh hãi.

Theo như video đăng tải, người mắc là một bệnh nhân nam cao tuổi bị nhiễm sán xơ mít do thói quen thường xuyên ăn thịt bò tái. khi lôi sán xơ mít dài hàng mét ra khỏi bụng bệnh nhân, nhiều người không khỏi thốt lên càng lôi càng thấy con sán này mập hơn. đang lôi thì con sán bị đứt, cả đội ngũ cùng xem xét thì nhận ra vẫn chưa lôi được cái đầu của con sán xơ mít này.

Bệnh nhân nhiễm sán xơ mít do thường xuyên ăn bò tái

Dù video được thực hiện ở thời điểm nào nhưng rõ ràng đây là lời cảnh báo cho việc ăn đồ tái sống như thịt bò tái thường xuyên, nguy cơ bị nhiễm giun sán là điều khó tránh. mặc dù biết những hậu quả có thể gặp phải nhưng đáng tiếc vì khoái khẩu, vì cho rằng ăn tái mới bổ béo... mà nhiều người vẫn giữ thói quen ăn này, để rồi gặp phải những trường hợp đáng tiếc như bệnh nhân trên. tuy nhiên, video quay cận cảnh cũng chính là lời nhắc nhở chúng ta cần từ bỏ thói quen ăn đồ tái sống nếu không muốn một ngày nào đó phải nhập viện để xổ ra giun sán dài hàng mét như vậy.

Thịt bò tái trong những món khoái khẩu như phở, lẩu, thịt bò bít tết... có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao

Nhiều người vẫn luôn quan niệm ăn thịt bò ở dạng tái, miếng thịt còn hồng mới bổ dưỡng, mới đúng vị ngọt của thịt bò nên khi ăn lẩu, ăn phở, nhất là bò bít tết luôn yêu cầu phải để ở dạng tái mà không cần đếm xỉa đến sức khỏe của mình.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc không đảm bảo quy trình chăn nuôi, bảo quản thịt bò… có thể lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh, trong đó có giun sán. Nang sán trong thịt bò nấu không chín kỹ khi vào ruột sẽ phóng thích ra ấu trùng sán, có thể thâm nhập qua thành ruột và đi khắp cơ thể, gây nên bệnh sán ở mô. Khi chui vào ruột, sán lá gan chui xuyên qua thành ruột, trú ngụ ở gan và gây bệnh.

Nhiều người vẫn luôn quan niệm ăn thịt bò ở dạng tái, miếng thịt còn hồng mới bổ dưỡng...

Muốn sán xơ mít không làm tổ trong người, hãy bỏ ngay thói quen ăn đồ tái sống!

TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) chia sẻ: "Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày…

Đừng quên, không chỉ riêng chuyện ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống thì mới có nguy cơ cao bị nhiễm sán. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm... nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nấu chín kỹ hay chưa".

Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dải lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh có thể bị động kinh.

Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dải lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1/3 các trường hợp bị bệnh động kinh là do bị nhiễm sán xơ mít. Loại sán này có thể dài tới khoảng chục mét và thải đốt liên tục đồng thời cũng sinh ra đốt mới nên nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh. Người bị nhiễm sán sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gầy còm ốm yếu, đau bụng, tiêu chảy.

Trường hợp người bị nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.

Nên từ bỏ thói quen ăn sống ăn tái để tránh nhiễm giun sán.

Cần làm gì để tránh ăn phải thực phẩm nhiễm giun sán?

Giới chuyên gia nhận định, để không ăn phải thực phẩm nhiễm sán nói chung và sán xơ mít nói riêng cần phải: làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi; không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần; không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc; tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ; quản lý phân rác chặt chẽ, tránh để lợn, gà, chó tha phân gây ô nhiễm môi trường.

Đối với những món ăn như tiết canh, thịt sống, tái, tốt nhất chúng ta phải từ bỏ ngay từ bây giờ. Đây là những món ăn ẩn chứa nhiều ấu trùng sán nhất. Ngoài ra, trong quá trình mua thực phẩm, bạn cũng cần chú ý chọn mua thịt lợn, bò... tươi, ngon, sạch cho gia đình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loi-ra-san-xo-mit-dai-hang-met-tu-bung-benh-nhan-co-thoi-quen-an-thit-bo-tai-can-lam-gi-de-tranh-an-phai-thuc-pham-nhiem-giun-san-20210917122232567.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY