Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ma cà rồng – Nỗi ám ảnh truyền kiếp của loài người (Kỳ 1)

(MangYTe) - Ma cà rồng tồn tại ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử kéo dài, từ thời cổ đại đến thời hiện đại, cho đến nay, tại nhiều quốc gia châu Âu vẫn còn ám ảnh sự tồn tại của ma cà rồng, một sinh vật ma quái sống nhờ hút máu của sinh vật khác. Đến nay, câu hỏi có hay không sự tồn tại của ma cà rồng vẫn còn là một bí ẩn lớn của nhân loại.

Vì sao sự ám ảnh kéo dài?

Theo truyền thuyết, ma cà rồng xuất hiện lần đầu tiên cách đây hàng nghìn năm. Tư liệu của Tòa án dị giáo (do giáo hội Thiên chúa La Mã lập ra từ thế kỷ XV) ghi lại mô tả chi tiết về những sinh vật hút máu người như sau: “Màn đêm buông xuống mới là lúc chúng rời hầm mộ đi tìm nạn nhân đang say ngủ, chúng sợ ánh sáng mặt trời, mắt trắng điên dại và răng nanh nhọn hoắt”.

Ma cà rồng, được cho là sinh vật có thể biến thành một người bình thường khỏe mạnh và khó mà bị phát hiện giữa những người sống. Ngoài ra sinh vật khủng khiếp này cũng có thể mang hình thù một con thú, thường là dơi hay chó sói, nhằm lặng lẽ tiếp cận nạn nhân.

Ma cà rồng có sức mạnh khủng khiếp, nhưng cũng theo truyền thuyết, ma cà rồng vẫn có một số nhược điểm. Chúng có thể bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời. Chúng rất sợ cây thập tự, nước thánh, bạc và củ tỏi. Ma cà rồng không có bóng và có sức mạnh siêu nhân. Hình ảnh ma cà rồng được sáng tạo theo nhiều cách tùy vào sức tưởng tượng của con người.

Những hình ảnh ma quái trong một bộ phim về ma cà rồng.

Không ai biết hình ảnh ma cà rồng xuất hiện từ khi nào, nhưng một nghiên cứu về dân gian mới đây nhất của một đại học Anh, ma cà rồng đã có cách đây ít nhất 4.000 năm ở người Assyrie và người Babylone cổ, vùng Lưỡng Hà.

Thời đó, cư dân ở đấy rất sợ Lainastu (còn gọi là Lamashtu), một nữ hung thần dữ tợn luôn tấn công con người. Theo truyền thuyết của Assyrie, Lamastu (con gái của thần bầu trời Anu) chuyên lẻn vào nhà dân lúc đêm khuya để bắt cóc hay hãm hại trẻ em. Lamastu cũng tấn công cả người lớn, hút máu thanh niên nam nữ và gây dịch bệnh. Chính vì vậy, để tự vệ, các phụ nữ mang thai phải đeo bùa vẽ hình Pazuzu một hung thần khác, khắc tinh của Lamastu.

Một sinh vật tương tự khác mà người Hy Lạp cổ sợ phát khiếp là Lamia, một nữ quái nửa người nửa rắn. Trong một bản văn cổ về truyền thuyết, Lamia chính là một trong số các người tình yêu quý của thần Zeus. Giận điên người vì ghen tuông, vợ cả của Zeus là nữ thần Hera đã hại Lamia đến mất trí, khiến Lamia ăn thịt luôn những đứa con của mình.

Đến khi nhận thức được hành vi tội lỗi của mình, Lamia giận dữ đến mức tự biến mình thành một con quỷ chuyên hãm hại trẻ con vì ghen tức với các bà mẹ của chúng. Ma cà rồng cũng hiện diện trong thần thoại châu Á. Văn học dân gian Ấn Độ có con quỷ Rakshasa đầu thú hoặc đầu người chuyên gây hại cho trẻ con.

Trong văn học dân gian Trung Hoa, người ch*t đội mộ sống dậy và đi lang thang. Đó là những người ch*t khi chưa tới số. Dân du mục đã lan truyền rất nhiều truyền thuyết khác nhau về ma cà rồng khắp vùng châu Á, châu Âu và Trung Đông. Sau đó bằng phương pháp truyền khẩu, các truyền thuyết này biến đổi và kết hợp tạo ra các truyền thuyết về ma cà rồng mới.

Truyền thuyết Dracula và Vampire

Đây được coi là ma cà rồng hiện đại lấy cảm hứng trực tiếp từ văn học dân gian Đông Âu. Lịch sử ghi nhận hàng chục hình ảnh ma cà rồng truyền tụng trong khu vực này, cách đây hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất là Upir của Nga và Vrykolakas của Hy Lạp. Còn ma cà rồng ở Moldavia, Wallachia và Transylvania (nay là Romania) được gọi chung là Strigoi.

Không hồi sinh sau khi ch*t như Upir và Vrykolakas, con Strigoi này trải qua nhiều biến đổi khác nhau sau khi trỗi dậy từ nơi chôn cất. Đầu tiên nó có thể là một con yêu tinh (poltergeist) vô hình quấy rối gia đình bằng việc dời chuyển đồ đạc và đánh cắp thức ăn.

Sau đó Strigoi hiện hình rõ ràng như người sống bình thường, rồi lại quay về gia đình quậy phá, xin ăn và gieo rắc dịch bệnh. Lúc này Strigoi bắt đầu tấn công con người, trước tiên là gia đình của nó và sau đến là bất cứ ai nó gặp trên đường. Ở những vùng khác của Đông Âu, lũ quỷ dữ dạng Strigoi được gọi là Vampire, hay Vampyr, biến thể từ Upir của Nga. Các quốc gia Tây Âu sau đó đã vay mượn từ này và thế là Vampyr (sau là Vampire) chính thức bước vào tiếng Anh.

Vào các thế kỷ XVII và XVIII, cơn sốt ma cà rồng lan khắp Tây Âu. Rất nhiều người khẳng định họ đã nhìn thấy người ch*t sống lại đi khắp nơi tấn công người sống. Cơn hoảng sợ lên cực điểm khiến các chính quyền địa phương đã phải cho khai quật các phần mộ nghi vấn có dấu hiệu lạ để thiêu hủy xác phòng chuyện xấu. Từ đó thế giới ma cà rồng gây kinh hãi khắp Tây Âu và đi vào thơ ca và hội họa. Sau đó các tác phẩm này gây cảm hứng cho nhà văn Ireland Bram Stoker viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Dracula.

Ác quỷ Dracula của Bram Stoker vì sao trở nên nổi tiểng? Dracula của Stoker là một nhân vật có thật trong lịch sử. Đó là hoàng thân Vladislav Basarab, cai trị xứ Wallachia (Valachie) vào giữa thế kỷ XV, thường được gọi là Vlad Dracula hay Vlad Tepes (nghĩa là “Vlad người đóng cọc”) do sự tàn bạo của ông ta đối với đối phương, nhất là đối với tù binh.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy người ta tin rằng ông ta là ma cà rồng. Con quỷ của Stoker không phải là bản sao của Dracula, mà Stoker mượn tên ông hoàng hung ác này để xây dựng hình tượng. Khác với con quỷ Strigoi vô gia cư, ma cà rồng của Stoker là nhà quý tộc sống trong lâu đài nguy nga.

Không chỉ có trong truyền thuyết, tại nhiều nước phương Tây, người ta đã nhìn thấy và ghi lại những hình ảnh ma quái, kinh dị được cho là của ma cà rồng, nội dung này sẽ được chúng tôi phản ánh trong kỳ tới, mời các bạn đón đọc...

(Kỳ 2: Những phát hiện về ma cà rồng)

Minh Châu - Tuệ Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/ma-ca-rong-noi-am-anh-truyen-kiep-cua-loai-nguoi-ky-1-525982.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Đây là căn bệnh hiếm gặp của nhân loại, trên thế giới cho đến thời điểm này cũng chỉ mới phát hiện được 150 trường hợp.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY