Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Malaysia bồi thường các trường hợp tiêm gặp phản ứng phụ nghiêm trọng

Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết đối tượng được nhận hỗ trợ gồm những người phải nhập viện điều trị thời gian dài do xảy ra phản ứng sau khi tiêm vaccine, với mức bồi thường 50.000 ringgit...

Malaysia boi thuong cac truong hop tiem gap phan ung phu nghiem trong hinh anh 1Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm

Trong thông báo ngày 22/3, bộ trưởng y tế adham baba cho biết đối tượng được nhận hỗ trợ từ quỹ này gồm những người phải nhập viện điều trị thời gian dài do xảy ra phản ứng sau khi tiêm vaccine, với mức bồi thường 50.000 ringgit (12.171 usd), hoặc có thể lên tới 500.000 ringgit với những trường hợp xảy ra biến chứng dẫn đến tàn tật hoặc Tu vong.

Ông adham cho biết tính đến ngày 18/3, giới chức nước này đã ghi nhận 20 trường hợp tiêm vaccine xảy ra như nôn ói, thở gấp và tăng nhịp tim.

tuy nhiên, ông không nêu cụ thể loại vaccine được sử dụng để tiêm chủng cho những trường hợp này. ông cũng khẳng định cho đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận bất cứ ca Tu vong nào liên quan đến tiêm vaccine ngừa covid-19.

[Chuyên gia Y tế Malaysia: Cần cân nhắc thận trọng về hộ chiếu vaccine]

malaysia bắt đầu triển khai chương trình ngừa covid-19 từ ngày 23/2 vừa qua, đến nay đã tiêm chủng cho gần 430.000 người thuộc lực lượng tuyến đầu chống dịch và phần lớn số người được tiêm chủng 1 mũi đầu vaccine do công ty dược phẩm pfizer của mỹ và biontech (đức) phát triển.

Ngoài vaccine của Pfizer/BioNTech, quốc gia Đông Nam Á cũng đã đưa vaccine do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất vào chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19.

Malaysia đến nay đã ghi nhận hơn 330.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 1.233 ca Tu vong do COVID-19. Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin cho biết chính phủ nước này tin tưởng Pfizer sẽ cũng cấp 32 triệu liều vaccine theo đơn đặt hàng của Malaysia.

Tuần trước, thủ tướng muhyiddin yassin cho biết nước này sẽ tăng ngân sách cho chương trình tiêm chủng ngừa covid-19 lên 5 tỷ ringgit để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

Malaysia muốn hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 80% trong tổng số 32 triệu dân của nước này vào tháng 12/2021, thay vì tháng 2 /2022 như kế hoạch đề ra trước đó./.

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện: Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19Vaccine phòng, chống COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/malaysia-boi-thuong-cac-truong-hop-tiem-gap-phan-ung-phu-nghiem-trong/700785.vnp)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY