Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, điểm đảo sau khi tiếp nhận quà Tết đã tổ chức trang trí mâm ngũ quả, chuẩn bị đón năm mới Canh Tý 2020. Ảnh: Cao Tuân
Từ cuối tháng 11 âm lịch, những người đón chờ những con tàu chở hàng tết ra đảo. thời tiết biển cuối năm sóng to, gió lớn nên mỗi chuyến tàu ra đảo đều phải vượt qua nhiều khó khăn. thế nên, vừa thấy tàu cập đảo, những cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đông đủ, hân hoan chào đón đoàn công tác.
Đi trên chuyến tàu mang số hiệu kn-491, đại tá lê đình hải - phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, chủ tịch ubnd huyện chia sẻ với pv báo gia đình & xã hội, quà tặng năm nay rất phong phú, gồm lợn, gà, bưởi diễn, miến dong, chuối... tất cả đều là đặc sản của nhân dân các vùng, miền trên cả nước gửi tới quân, dân trường sa cùng vui tết cổ truyền dân tộc.
Đặc biệt nhất là hàng trăm cây quất cảnh do chính quyền, nhân dân tỉnh Hưng Yên gửi tặng quân, dân ở 33 điểm đảo của Trường Sa. Những cây quất này được cho vào chậu, cùng với đất sau đó chuyển lên xe ôtô từ Hưng Yên chở đến Ga Hà Nội rồi bốc xếp lên tàu hỏa, chuyển vào Ga Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Từ Ga Nhà Trang, những chậu quất được các thành viên của Câu lạc bộ Vì biển đảo quê hương đưa lên xe ôtô để chở đến Vùng 4 Hải quân, tập kết tại quân cảng Cam Ranh, rồi chờ tàu gửi ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Phải mất thêm mấy chục ngày theo tàu lênh đênh trên biển, những chậu quất này mới đến được Trường Sa.
Để những chậu quất không hư hỏng, ch*t, gãy đổ cành hoặc chậu bị vỡ dọc đường vận chuyển, cả người tặng quất và người vận chuyển đã phải kỳ công chằng buộc cẩn thận. Trên con tàu vượt sóng dữ, những chiến sỹ phải chia khẩu phẩn nước ngọt để tưới cây và che bằng áo mưa tránh nước biển.
Nhờ sự cẩn thận của nhiều người, những chậu quất đã đến với các đảo của và được cán bộ, chiến sĩ đặt ở nơi trang trọng trong hội trường. đó là tình cảm, tấm lòng của những người nông dân ở các làng trồng quất dành cho trường sa. trong số đó có cả những người đang có con, cháu trực tiếp sống, làm việc trên quần đảo trường sa, tết này vì nhiệm vụ không thể về chung vui, đón xuân với gia đình.
Những cây quất Hưng Yên được che chắn cẩn thận, vượt hàng ngàn cây số đưa ra đảo tặng cán bộ, chiến sỹ.
Ở nơi đảo xa, cán bộ chiến sĩ và người dân không thể đi sắm tết như trong đất liền. rất nhiều thứ phải gửi từ đất liền ra. chính vì vậy, trong dịp thay thu quân cuối năm, ngoài những nhu yếu phẩm, đoàn công tác đã mang rất nhiều lá dong cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân trường sa gói bánh chưng. nếu để cận tết mới mua, lá dong có thể tươi, xanh, sẽ đẹp hơn, nhưng khi đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể cách gì kịp đưa được ra đảo.
Tại đảo trường sa, một nhóm các chiến sĩ đang hăng say gắn những bông hoa mai bằng vải, chùm đèn chóp nhấp nháy với đủ màu sắc lên cây phong ba. thiếu tá phan văn giáp (trạm trưởng trạm xá trường sa) tâm sự: "cứ tết đến xuân về là chúng tôi lại háo hức công việc trang trí cành mai cũng như hội trường để chuẩn bị cho các chiến sĩ đón giao thừa. tuy không phải là mai thật nhưng qua đó góp phần tạo nên không khí xuân, làm vơi bớt nỗi nhớ nhà của các chiến sĩ hải đảo. ngoài ra, chúng tôi còn chưng mâm ngũ quả. tất cả các vật liệu được mang ra từ đất liền. đó là sự quan tâm của đất liền, góp phần sẻ chia, khích lệ quân dân huyện trong dịp tết đến xuân về".
Trong khi đó, một nhóm các chiến sĩ khác đang chuẩn bị lá dong, lá bàng vuông để gói bánh chưng, bánh dày. Trung tá Lê Xuân Hải, công tác ở vùng 4 Hải quân từ năm 1997 và có 12 năm liền bám biển tâm sự: "Ở đây hầu như ai cũng biết gói bánh chưng. Gói bánh đòi hỏi phải chặt tay để khi nấu ra nếp được dẻo. Thường chúng tôi gói bánh với lá dong nhưng cũng có lúc chúng tôi gói bánh với lá bàng vuông – một loại lá đặc trưng ở Trường Sa. Gói bằng loại lá bàng vuông, bánh không chỉ mang vị chát ngọt của lá mà nó còn mang cả hương vị mặn mòi của biển. Cũng chính từ đó mà món bánh chưng gói bằng lá bàng vuông đã trở thành một đặc sản của lính đảo Trường Sa".
Ngày cuối năm, vợ chồng anh Lâm Ngọc Vinh (SN 1983) và chị Nguyễn Thị Phương Dung (SN 1995) cùng 2 con nhỏ tất bật sửa soạn bàn thờ gia tiên thêm tươm tất. Như thông lệ hàng năm, đón Tết trên đảo đơn giản, trên bàn thờ có ảnh Bác Hồ, ngoài hương hoa còn được trang hoàng theo đúng phong tục cổ truyền của dân tộc, có mâm ngũ quả…
Anh Vinh tâm sự, dù cuộc sống ở đảo xa còn thiếu thôn nhưng người dân không ỷ lại, cái gì có thể làm được thì tự làm, tự chuẩn bị để Tết càng phong phú, càng vui thêm. Mùa xuân ở đảo cũng có thú vị riêng của nó. Tuy đón giao thừa không có pháo hoa hay cảnh người đông ken chen chúc nhau ra phố, nhưng ở đảo mọi được ngắm biển trời bao la và cả những tiếng sóng biển vỗ rì rầm, tạo nên một bản nhạc giao hưởng với âm điệu trầm bổng, du dương…
Đã nhiều năm đón Tết ở đảo xa, Thiếu tá Nguyễn Văn Lý (đảo An Bang) chia sẻ: "Thường những đêm giao thừa chúng tôi hay tề tựu lại với nhau để cùng thưởng thức bánh mứt và tâm sự với nhau về những gì mà mình đã trải qua sau một năm công tác. Sớm Mồng Một Tết, bộ đội và nhân dân trên đảo đều tới chùa thắp hương lễ Phật, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, cầu cho năm mới may mắn, an khang. Những lúc ấy, tiếng chuông chùa ngân vang trong không gian tĩnh lặng, nhân lên niềm tự hào của người lính canh giữ đảo xa. Thời khắc đó, tất cả chúng tôi đều đồng vọng lời thề giữ biển…".
Ngày 8/1, 3 tàu kiểm ngư đưa đoàn công tác của bộ tư lệnh vùng 4 hải quân cùng nhiều nhà báo đã cập cảng cam ranh, hoàn thành chuyến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo trường sa. đại tá lã văn hùng, phó chính ủy bộ tư lệnh vùng 4 hải quân cho biết, chuyến hải trình dài ngày, sóng gió nhưng bằng sự quyết tâm, sự cố gắng, nhiệt huyết của mỗi cán bộ chiến sĩ trên tàu và các thành viên trong đoàn công tác thì đến nay, chuyến công tác trên đã thành công tốt đẹp…
Chủ đề liên quan:
đảo trường sa đến với gói bánh chưng không khí xuân lính trường sa quần đảo trường sa tết cổ truyền trường sa xã hội