Kinh tế xã hội hôm nay

Mê cây cảnh dù sống ở chung cư, cô gái Sài Gòn mách chị em cách chọn và chăm sóc làm sao để vừa sạch đẹp mà vẫn nhàn tênh

(Tổ Quốc) - Nhà phố luôn phải đối diện với nhiều vấn đề như nhiệt độ do do hiệu ứng nhà kính, ám mùi khó chịu,... Việc sử dụng cây xanh cho không gian là cách giải quyết hiệu quả và an toàn nhất trong các trường hợp này. Cùng nghe chị Trà My chia sẻ cách chọn và chăm sóc cây trồng cho căn hộ để vừa đẹp mà còn nhàn nữa.

    Những lời khuyên hiệu quả nhất giúp chăm sóc cây cảnh trong nhà tốt tươiĐọc ngay

Là người mê cây và cuồng cây, chị trà my hiện đang sống và làm việc tại sài gòn cũng cố gắng trồng trọt khi thì rau xanh, lúc lại trồng hoa, trồng cây ăn trái, cây cảnh... dù đang sống ở chung cư nhưng theo chị trà my, nhà dù to dù nhỏ cũng nên có cây xanh.

Vì ngoài tác dụng lọc không khí, làm mát nhà, cây xanh còn có tác dụng tích cực đến tâm lý, giảm stress, căng thẳng. Hơn nữa, màu xanh giúp ngôi nhà thêm đẹp, làm dịu mát, đỡ mỏi mắt, giúp chúng ta thêm yêu ngôi nhà của mình hơn.

Cùng lắng nghe những kinh nghiệm chọn, trồng và chăm sóc cây xanh cho căn hộ của chị trà my, biết đâu bạn sẽ học hỏi được thêm thông tin bổ ích để áp dụng vào không gian sống của mình.

Mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ cách chọn và chăm sóc cây xanh cho căn hộ, làm sao để vừa đẹp vừa nhàn? - Ảnh 2.

Chị Trà My.

Cách chọn cây xanh trong nhà

Khác với cây trồng ngoài trời, bạn nên chọn các loại cây xanh có sức sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường thiếu điều kiện ánh sáng tự nhiên như bên ngoài. Kinh nghiệm của mình là không nên mua cây online mà nên đến tận vườn cây để chọn trực tiếp, nghe tư vấn của chủ vườn. Vì mình từng mua cây online, nhìn hình cây rất to cao nhưng đến khi họ giao thì cây bị nhỏ, xấu xí còi cọc chứ không lung linh như quảng cáo. Đã đến tận nơi chọn thì bạn nên chọn cây có lá to, dày, mọng, cây có gốc to, già, sinh trưởng khỏe, tránh mấy cây non và cây mới trồng, còn đang yếu ớt. Nên chọn cây có tuổi thọ cao, ít bị sâu bệnh gây hại, ít tốn công chăm sóc..., chị Trà My chia sẻ.

Mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ cách chọn và chăm sóc cây xanh cho căn hộ, làm sao để vừa đẹp vừa nhàn? - Ảnh 3.

Ngoài ra, với những ai ít kinh nghiệm nên trồng những cây thủy sinh. Loại cây này rất dễ sống, chỉ cần thay nước đều đặn hàng tuần là cây sẽ tươi tốt, chỉ có điều cây thủy sinh sống trong nhà sẽ sinh trưởng chậm hơn ngoài trời. Bạn có thể dùng củ khoai lang, khoai tây, cà rốt, hành tây... để trồng cây thủy tinh cho đẹp mắt.

Chị trà my cũng gợi ý một số loại cây thích hợp sống trong nhà và ít tốn công chăm sóc có thể kể tới như: cây tùng bồng lai, bàng cảnh, hạnh phúc, ngủ gia bì, thiết mộc lan, ngọc bích, cọ cảnh,... tránh trồng cây chuối cảnh vì trẻ em ăn phải sẽ bị ngộ độc.

Riêng phòng ngủ nên trồng cây lưỡi hổ vì cây này có thể thải oxi vào ban đêm. Tuy nhiên cây này cũng khá độc nên phải lưu ý dặn các bé nên tránh xa, không sờ tay vào.

Cách chăm sóc cây trong nhà

Mặc dù là cây ưa bóng mát, quen sống trong nhà, tuy nhiên cây xanh cũng cần quang hợp để phát triển nên bạn cần đặt chậu cạnh cửa ban công, cửa sổ để ánh sáng có thể chiếu vào được tới cây.

Khoảng 3-6 tháng bạn nên cho cây ra ngoài (ban công) hít thở khí trời vài ngày. Tuy nhiên bạn đặc biệt tránh không nên di chuyển cây trong nhà nhiều, vì cây cần có thời gian để thích nghi với điều kiện, ánh sáng, môi trường xung quanh.

Tưới nước cho cây

Mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ cách chọn và chăm sóc cây xanh cho căn hộ, làm sao để vừa đẹp vừa nhàn? - Ảnh 5.

Tuỳ mỗi loại cây cần nhiều hay ít nước mà bạn nên căn thời gian tưới hợp lý. Nên cưới cây vào sáng sớm và chiều tối, không tưới cây vào buổi trưa, nhất là cây đứng ngoài ban công hoặc các vị trí có ánh nắng chiếu vào, tưới vào buổi trưa đang nóng cây dễ bị ch*t.

Bạn nên tìm hiểu thêm về đặc tính cây trồng để hiểu cây đó thích ẩm ướt hay chịu hạn. Thông thường cây ưa ẩm cần lượng nước nhiều hơn, các cây mọng nước thì phải tưới nước cách nhau và giữ đất khô thoáng.

Nên quan sát đất trong chậu, thấy đất khô thì nên tưới nước, quan sát cả đáy chậu, nếu đĩa lót cây ngập nước bạn cần thấm khô đi và chờ 5-7 ngày sau hãy tưới lại để tránh cây ch*t do ngập úng. Nên tưới cây bằng nước sạch, có nhiệt độ thường.

Ngoài ra, nên để ý kỹ lá cây, nếu lá chuyển vàng hoặc nâu, cây gầy đi, bị khô nghĩa là cây thiếu nước. Nếu lá cây nhũn, ủng và rụng cuống, hư thối nghĩa là cây đang bị thừa nước.

Chọn chậu cây

Cây đẹp nhưng chậu cây cũng quan trọng lắm, bạn có thể chọn 3 loại chậu là chậu gỗ, chậu gốm sứ, chậu đất nung có lỗ thoát nước bên dưới, lót bằng đĩa để cây dễ dàng thoát nước, không nên chọn chậu nhựa và tránh các thể loại xốp.

Vệ sinh cho cây

Nếu muốn cây đẹp bạn cần lau bụi trên lá thường xuyên để cây xanh tươi và phát triển tốt hơn. Nên cắt tỉa cành cây, lá cây để cây bớt rậm rạp, loại bỏ các lá già giúp cây dễ dàng phát triển.

Thường xuyên dùng bình xịt để xịt mát cho lá cây, giúp cây sạch thoáng và tăng thêm độ ẩm.

Bón cho cây

Cây trồng trong chậu một thời gian sẽ hết dinh dưỡng, do đó bạn có thể bón cho cây bằng một số loại phân không mùi như B1 pha loãng, phốt pho, kali, ni tơ.

Do yếu tố trồng trong nhà, bạn không nên xới đất lên bón phân mà nên hòa loãng phân với nước để tưới cho cây, hoặc đơn giản hơn thì rắc phân trên bề mặt để phân tan chậm xuống đất, từ từ ngấm vào đất sau mỗi lần tưới nước.

Ngoài ra, ban công nếu có điều kiện cũng nên điểm tô thêm các cây trồng cho xanh mát. Cách chăm cũng giống như chăm cây trong nhà nhưng dễ dàng hơn và có đa dạng loại cây, hoa, rau cỏ để trồng hơn do ban công có nhiều ánh nắng và gió tự nhiên.

Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh chậu cây xanh tươi tốt ở ban công nhà chị Trà My nhé:

Ảnh: NVCC

Mê cây cảnh dù sống ở chung cư, cô gái Sài Gòn mách chị em cách chọn và chăm sóc làm sao để vừa sạch đẹp mà vẫn nhàn tênh - Ảnh 9.

K.T

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/me-cay-canh-du-song-o-chung-cu-co-gai-sai-gon-mach-chi-em-cach-chon-va-cham-soc-lam-sao-de-vua-sach-dep-ma-van-nhan-tenh-2220202512153655809.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY