Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Monnie Kids: Bán hàng không xuất hoá đơn, không tem nhãn phụ

Nhiều sản phẩm như bỉm, cũi, nôi quây cũi, chậu, dụng cụ dùng cho bé sơ sinh… có xuất xứ từ nước ngoài nhưng không hề có tem nhãn phụ bằng tiếng việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Không hoá đơn, không tem phụ tiếng việt?

Monnie Kids – một thương hiệu mới nổi được nhiều bà mẹ biết đến với quảng cáo “Chuyên đồ sơ sinh cao cấp”. Tại đây, có nhiều mặt hàng bày bán cho mẹ và trẻ sơ sinh như sữa, thực phẩm chức năng, đồ dùng cho trẻ sơ sinh… Tuy nhiên, qua đơn thư phản ánh của bạn đọc, phóng viên (PV) báo Đời sống & Pháp luật đã mục sở thị tại 2 cơ sở được cho là của Monnie Kids trên địa bàn Hà Nội (địa chỉ: 102 Lê Lợi, P.Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông và 452 Xã Đàn,P.Nam Đồng, Q.Đống Đa, TP Hà Nội).

Cụ thể theo phản ánh, nhiều sản phẩm bày bán tại cửa hàng Monnie Kids có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng việt, tem hợp quy sản phẩm. Khảo sát thực tế tại địa chỉ 452 Xã Đàn cho thấy, nhiều sản phẩm như bỉm nhập khẩu Merries, máy làm ẩm khăn ướt Nevi Led, thực phẩm chức năng Elevit, cùng nhiều các dụng cụ sử dụng cho trẻ sơ sinh khác đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng việt.

Đối với hàng nhập khẩu, nhãn phụ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hàng hoá. Việc không có tem nhãn phụ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Ngoài ra, việc không có nhãn phụ đối với các sản phẩm cho trẻ sơ sinh nhập khẩu từ nước ngoài còn gây hoang mang cho các bà mẹ mới sinh trong việc xác định hàng hoá có đảm bảo nguồn gốc hay không, phân biệt hàng giả hàng thật và quan trọng nhất là gây khó khăn trong việc nhận biết nhãn hiệu hàng hoá.

Trong quá trình thực tế, pv đã mua các sản phẩm với giá trị hơn 200.000 đồng và yêu cầu nhân viên monnie kids xuất hoá đơn bán hàng. tuy nhiên, câu trả lời nhận được là “bên em không có hoá đơn”. khi được hỏi tại sao không xuất hoá đơn cho khách, nữ nhân viên tại cửa hàng 452 xã đàn đơn giản cho biết: “vâng, bên em không có hoá đơn thôi ạ”.

Như vậy, với việc không thể xuất hoá đơn khi khách hàng yêu cầu, hàng loạt sản phẩm bày bán trên kệ có xuất xứ từ nước ngoài không có tem nhãn phụ tiếng việt thì những phản ánh của bạn đọc gửi tới toà soạn báo đời sống & pháp luật hoàn toàn có cơ sở.

Hàng xách tay hay nhập khẩu?

để thông tin khách quan, pv đã liên hệ đặt lịch làm việc với phía đơn vị monnie kids để làm rõ những phản ánh của bạn đọc. tại buổi làm việc, bà lê phương chi – chủ của monnie kids thừa nhận nhiều sản phẩm trong cửa dán tem nhãn phụ bằng tiếng việt vì lý do hàng về nhiều, bán hết luôn nên cửa “kịp” dán nhãn phụ cho từng sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Còn với câu hỏi về việc “tại sao không xuất hoá đơn bán hàng khi khách hàng yêu cầu?”, đại diện của monnie kids cho biết: “bên mình là hộ kinh doanh cá thể nên không thể xuất được đơn”. pv tiếp tục đặt câu hỏi về việc với hoá đơn trên 200.000 đồng cửa hàng phải xuất hoá đơn theo đúng quy định pháp luật thì nhận được câu trả lời rằng:”cửa mua hoá đơn của bên thuế bởi cuối năm nếu sử dụng không hết sẽ phải giải trình lý do, việc đó phức tạp nên cửa mua về

Khi pv đặt câu hỏi về sản phẩm tpcn elevit được bày bán tại cửa có nhãn phụ, vỏ hộp bong tróc thì bà chi cho biết: “đây là sản phẩm mình mua về sử dụng, dùng không hết thì mình đem bán cho những người cần. hàng mình mua là hàng xách tay nên tất nhiên không có giấy tờ gì ngoài bill mua bên đó…”.

Qua trao đổi với đại diện của Monnie Kids có thể thấy, người tiêu dùng khi tới đây mua hàng khó có thể phân biệt được đâu là hàng xách tay hay hàng nhập khẩu tại cửa hàng bởi nhiều sản phẩm đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng việt. Những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ này vẫn đang hàng ngày đến tay người tiêu dùng, những bà mẹ đã tin tưởng và ủng hộ Monnie Kids.

Trao đổi với luật sư việt vương – công ty luật ami đà nẵng về việc hộ kinh doanh có cần xuất hoá đơn hay không, luật sư việt vương cho biết: “theo quy định tại khoản 7 điều 3 thông tư số 26/2015/tt-btc sửa đổi, bổ sung điều 16 thông tư số 39/tt-btc như sau: “trường hợp khi hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Theo đó, đối với trường hợp khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên, nếu khách lấy hoá đơn thì người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vẫn phải lập hoá đơn, không phân biệt đối tượng bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là doanh nghiệp hay hình thức hộ kinh doanh.

Về thời điểm xuất hoá đơn thì tại khoản 2 điều 16 thông tư 26/2015/tt-btc quy định về lập hoá đơn như sau: ngày lập hóa đơn đối với hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp chủ cửa hàng nợ hoá đơn, làm cho người mua bị chậm kê khai nộp thuế, người bán có thể bị xử phạt hành chính, với số tiền lên đến 8 triệu đồng. Cụ thể, đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì có thể bị phạt tiền từ 4 triệu – 8 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn.

Còn đối với hàng hoá không dán tem nhãn phụ, luật sư Việt Vương thông tin: “Nhãn phụ được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Nhãn phụ của sản phẩm là một trong những vấn đề mà những người kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài cần quan tâm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định thì đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Ngoài ra, nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Đối với hàng hoá đã được lưu thông, mua bán trên thị trường thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị phạt số tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với trường hợp hàng hoá vi phạm có giá trị đến 3 triệu đồng. Chủ cửa hàng có thể sẽ bị phạt số tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với trường hợp hàng hoá có giá trị trên 100 triệu đồng (khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lương và chất lượng sản phẩm, hàng hoá).

ĐS&PL

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/monnie-kids-ban-hang-khong-xuat-hoa-don-khong-tem-nhan-phu-66052.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY