Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một ngày chị dâu đột ngột hết ốm nghén, cả nhà mừng nhưng 2 ngày sau ngã quỵ vì tin dữ

Đến mẹ tôi còn bảo, may mà chị hết nghén nhanh. Tình trạng này phụ thuộc vào cơ địa nhạy cảm của từng người. Cả nhà cũng chẳng thấy có gì bất thường cả.

Anh trai là anh cả lớn nhất trong gia đình nên việc anh có bạn gái rồi làm đám cưới được cả nhà rất quan tâm. Phần vì năm nay anh đã 28 tuổi nên cả nhà đều mong anh sớm yên bề gia thất. Phần nữa, bố mẹ tôi cũng đã già nên luôn mong anh sớm có vợ để nhanh chóng có em bé. Bố mẹ đều bảo, tuổi này của anh chị đều ưu sinh nhất, sinh con sẽ khỏe mạnh, thuận lợi.

Bao mong mỏi cũng đến ngày anh cưới chị dâu. Chị dâu tôi rất xinh gái và biết cách cư xử. Chị kém anh 3 tuổi và có việc làm ổn định. Sau đám cưới, anh chị ở chung với gia đình tôi. Dù sống chung nhà với bố mẹ và em gái chồng nhưng gần năm nay chúng tôi rất thoải mái, chưa một lần mâu thuẫn hay xung đột.

Lúc nào chị dâu cũng xuất hiện các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mất ngủ… (Ảnh minh họa)

Sau 6 tháng về nhà chồng, chị dâu tôi có bầu. Tin có 2 vạch nhanh chóng được anh chị thông báo cho cả nhà biết khiến bố mẹ và tôi rất vui. Nhưng bố mẹ tôi cũng thương con dâu lắm khi vừa phát hiện đã bị ốm nghén. Lúc nào chị dâu cũng xuất hiện các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mất ngủ rất khổ sở… có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong ngày.

Khi chị dâu phát hiện mang thai mới ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Và các triệu chứng trên vẫn xuất hiện liên tục đến tuần thứ 12 thì thấy có dấu hiệu chấm dứt. Một sáng ngủ dậy thấy không có những dấu hiệu ốm nghén nữa, chị dâu còn hét lên vui sướng. Chị bảo bỗng dưng hết nghén khiến chị thấy thoải mái hơn hẳn. Chị ăn và ngủ được nhiều hơn nên ai cũng mừng.

Đến mẹ tôi còn bảo, may mà chị hết nghén nhanh. Tình trạng này phụ thuộc vào cơ địa nhạy cảm của từng người. Cả nhà cũng chẳng thấy có gì bất thường cả.

2 ngày sau khi báo tin hết ốm nghén, chị dâu đi làm về sớm thì được đồng nghiệp có bầu rủ đi siêu âm cùng cho vui. Hồ hởi đi theo vàsiêu âm thì chị dâu lập tức nhận được tin dữ. Bác sĩ nói rằng chị đột ngột hết ốm nghén như vậy là do thai nhi trong bụng có dấu hiệu đã ngừng phát triển. Vì thế lượng Beta HCG tự động suy giảm và làm chị hết nghén.

Khỏi phải nói nhận được tin dữ này, chị dâu tôi khóc như mưa ngay tại phòng khám. Không đủ sức đi về, chị gọi điện báo tin cho bố mẹ chồng mà cả nhà tôi cũng ngã quỵ. Sau đó, cả nhà đã phải động viên rất nhiều thì chị dâu mới bình tâm trở lại và đồng ý làm thủ thuật hút thai.

Nhận được tin dữ này, chị dâu tôi khóc như mưa ngay tại phòng khám. (Ảnh minh họa)

Những ngày này, chị dâu đã vừa thực hiện xong thủ thuật được khoảng 1 tuần. Biết con dâu đã phải hao tổn nhiều sức khỏe sau khi bỏ thai nên mẹ tôi chăm chút chị rất kỹ lưỡng. Dù biết chị vẫn buồn và sốc vì lần đầu mang thai không cán đích thành công nhưng ai cũng bảo chị phải phấn chấn hơn để một thời gian sau nữa lại có thể đón nhận tin vui.

Kể câu chuyện mới xảy ra của chị dâu lên đây, tôi muốn cảnh giác các mẹ bầu phải hết sức chú ý giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là với triệu chứng đột ngột hết ốm nghén có thể khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm mà không biết.

Mẹ bầu đột ngột hết ốm nghén thai kỳ có nguy hiểm?

Ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ là biểu hiện rất hay gặp ở bà bầu. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói. Quá trình này thường khiến người mẹ mệt mỏi và không ăn được nhiều, nhưng cũng là hiện tượng giúp thai phụ theo dõi tình trạng thai kỳ và sức khỏe thai nhi.

Thông thường, hầu hết bà bầu sẽ cảm thấy đỡ nghén vào tuần thai 16, một số ít bị ốm nghén dài trong suốt thai kỳ.

Nếu đột ngột hết nghén, không loại trừ khả năng thai nhi đã ngừng phát triển, từ đó lượng Beta HCG tự động suy giảm và làm mẹ hết nghén. Nguyên nhân có thể do vấn đề bệnh lý, tuổi của người mẹ hoặc những bất thường từ thai nhi.

Khi dấu hiệu nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, buồn ngủ, giảm hay ngừng đột ngột, bà bầu cần đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân mất nghén và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ lẫn con. Một số thai phụ bị xuất huyết âm đạo kèm theo đau quặn vùng bụng dưới hoặc đau nhói từng cơn... là tình trạng nguy hiểm.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. trường hợp thai không phát triển nữa, bác sĩ cũng sẽ có tư vấn kịp thời để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho mẹ trong lần mang thai kế tiếp. nếu thai vẫn phát triển, mẹ hết nghén thì là biểu hiện tốt, giảm mệt mỏi khi mang thai.

1

Theo Thảo Nguyên/Đời sống gia đình

Link bài gốc Lấy link

https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/mot-ngay-chi-dau-dot-ngot-het-om-nghen-ca-nha-mung-nhung-2-ngay-sau-nga-quy-vi-tin-du-c73a31030.html

Theo Thảo Nguyên/Đời sống gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mot-ngay-chi-dau-dot-ngot-het-om-nghen-ca-nha-mung-nhung-2-ngay-sau-nga-quy-vi-tin-du/20240303101858243)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY