Cây thuốc quanh ta hôm nay

Một số bài Thuốc thường dùng với cây tiểu hồi

Theo y học cổ truyền, tiểu hồi có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị.
Theo y học cổ truyền, tiểu hồi có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị. Thường sử dụng như Thuốc bổ chung, kích thích giúp tiêu hoá, lợi tiểu, lợi sữa, điều kinh, làm long đờm, chống co thắt, nhuận tràng, trừ giun. Lá có tác dụng trị thương. Rễ lợi tiểu, làm thức ăn ngon, lợi trung tiện và điều kinh...

Cây tiểu hồi còn được gọi là tiểu hồi hương, là cây thảo sống nhiều năm cao 0,6 - 2m. Rễ cứng, thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc so le, có bẹ phát triển; phiến lá xẻ lông chim 3 - 4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành; các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu.

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nước, ở nước ta hiện nay bà con thường trồng để làm Thuốc. Cây trồng bằng gieo hạt, đến năm sau nhổ ra trồng thành hàng cách nhau 60cm. Thu hoạch quả chín trên những tán hoa trung bình chín trước tiên; người ta cắt khi chúng ngả màu nâu và để cho chín dần trong một nơi thoáng khí. Khi các tán còn lại ngả màu nâu, người ta thu hái toàn bộ, cột lại thành bó. Sau đó mới đập ra để lấy quả.

Một số bài Thuốc thường dùng:

- Điều hòa kinh nguyệt (chậm kinh, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng,…): Tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, nước 1.000ml, sắc còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hằng tháng, uống liên tục 10-15 ngày sau khi sạch kinh.

- Ôn trung trừ hàn, thích hợp trong những ngày giá rét: Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp, uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau bụng ở người mắc bệnh thận: Bột tiểu hồi 4g cho vào bầu dục lợn nướng chín, ăn ngày 1 cái, liên tục trong 7 ngày.

- Bổ thận, tráng dương: Tiểu hồi hương 8g, cật dê hai quả, đậu đen 100g, đỗ trọng 15g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu từ 30 - 60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn. bài Thuốc này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt T*nh d*c yếu.

Lưu ý: Người âm hư hoả vượng không dùng được.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-thuoc-thuong-dung-voi-cay-tieu-hoi-n105227.html)

Tin cùng nội dung

  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY