Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bộ phận quý giá nhất của quả cam có tới 14 công dụng nhưng nhiều người không biết lại vứt đi

Mỗi khi ăn cam, đa số chúng ta đều bỏ vỏ cam đi. Tuy nhiên, vỏ của loại quả này lại được xem như là “kho báu” giúp bảo vệ sức khỏe.

Vỏ cam rất giàu chất xơ, vitamin c, folate, vitamin b6, canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. vỏ của cam có chứa một lượng polyphenol giúp chống lại bệnh tật rất tốt. ngoài ra, vỏ quả cam còn có khả năng chống ung thư do sự hiện diện của limonene, một chất hóa học tự nhiên. tinh dầu trong vỏ cam còn có đặc tính chống viêm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.

Y học cổ truyền Trung Quốc xem vỏ cam như vị Thu*c tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả.

Chống say tàu xe

Đối với người dễ bị say tàu xe, trước khi lên xe di chuyển đường dài, bạn chỉ cần gấp vỏ cam tươi lại, dùng ngón tay bóp vào lỗ mũi vài giọt tinh dầu vỏ cam. đồng thời giữ vỏ cam trên tay hít hà liên tục sẽ có thể chống say tàu xe rất hiệu quả.

Chữa ho

Vì vỏ cam có tính hàn, có thể dùng để trị ho, tan đờm, thông họng hiệu quả. Hiệu quả sẽ tăng cao nếu như ngâm cùng với mật ong.

- Cách 1: Lấy 5g vỏ cam, đổ 2 chén nước, thêm chút gừng và đường nâu (hoặc mật ong), sắc thành nước uống. Dùng khi còn nóng sẽ có tác dụng giảm ho.

- Cách 2: Lấy mứt vỏ cam đun cùng với mật ong, dùng bất cứ lúc nào bạn muốn sẽ có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, hạn chế được chứng ho dai dẳng, tốt cho cơ thể.

- Cách 3: Bạn thái nhỏ vỏ cam khô, hãm nước sôi và uống thay trà. Có thể cho thêm vài giọt mật ong sẽ có chức năng giảm ho, giảm đờm.

Trị viêm phế quản mãn tính

Bạn lấy 5-15g vỏ cam hãm trong nước sôi và uống hàng ngày.

Giảm đầy hơi

Lấy vỏ cam tươi ngâm với nước sôi, cho thêm một lượng đường thích hợp để pha trà vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng đầy hơi, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cổ họng.

Hạ huyết áp

Bạn cắt vỏ cam thành sợi và phơi nắng để làm lõi gối. Gối vỏ cam có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon và giảm huyết áp.

Ảnh minh họa.

Trị bỏng nhẹ

Dùng vỏ cam đắp lên chỗ bị bỏng, vỏ cam chứa citrinin có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có thể dùng chữa bỏng nhẹ.

Trị táo bón

Vỏ cam đem rửa sạch và cắt nhỏ, thêm đường và mật ong vừa đủ, đun sôi để nguội. Uống mỗi lần một thìa canh, ngày 3 lần sẽ giúp chữa táo bón.

Trị hôi miệng

Nước sắc với 30g vỏ cam có thể chữa hôi miệng.

Chống nghiến răng

Ngậm một miếng vỏ cam trước khi đi ngủ 10 phút có thể chống nghiến răng khi ngủ.

Món giải khát, giải nhiệt

Lấy vỏ cam thái nhỏ, phơi khô dưới nắng, ủ với lá trà, pha nước đun sôi uống có tác dụng giải khát, giải nhiệt.

Trị lạnh bụng và nôn mửa

Dùng nước sắc từ vỏ cam và vài lát gừng có thể chữa được chứng lạnh bụng và nôn mửa.

Nôn nao

Lấy 30g vỏ cam sắc với một ít nước và muối, dùng sẽ giúp làm tỉnh táo cơ thể, giảm bớt triệu chứng nôn nao.

Trị chứng khó tiêu

Lấy 50g vỏ cam ngâm vào rượu. Dùng rượu này có tác dụng làm ấm tỳ vị, chữa được các chứng ăn không tiêu, buồn nôn và nôn mửa, nhất là với chứng khó tiêu do ăn quá nhiều đồ dầu mỡ.

Trị cảm lạnh và cảm cúm

Bạn sắc vỏ cam với gừng lát và đường nâu. Uống khi nóng có thể chữa cảm mạo, cảm lạnh, ho.

Theo Thể thao & Văn hóa

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/bo-phan-quy-gia-nhat-cua-qua-cam-co-toi-14-cong-dung-nhung-nhieu-nguoi-khong-biet-lai-vut-di.html

Theo Thể thao & Văn hóa

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-phan-quy-gia-nhat-cua-qua-cam-co-toi-14-cong-dung-nhung-nhieu-nguoi-khong-biet-lai-vut-di/20220324052038154)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY