Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một thanh niên ở Yên Bái nhiễm giun lạ chưa từng xuất hiện tại Việt Nam

Nam bệnh nhân quê Yên Bái cho biết, anh thường đi bắt cua, cá ở suối về ăn. Đó có thể là nguồn lây khiến anh mắc bệnh.

Ngày 6/6, báo an ninh thủ đô đưa tin, theo thông tin từ bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, các bác sĩ của bệnh viện này vừa tiến hành gắp 2 ổ giun làm tổ áp xe ở cẳng chân và cánh tay của một nam thanh niên 23 tuổi, sống ở yên bái.

Bác sĩ trần thượng việt, trưởng khoa ngoại sản - bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh nhân này vào viện từ ngày 22/5 trong tình trạng xuất hiện khối áp xe ở 2 chân từ trước tết nguyên đán 2020 đến nay, ngày càng gây đau nhức, mệt mỏi.

Các khối áp xe ban đầu có kích thước nhỏ, xuất hiện ở chân, dần lan lên cánh tay. anh này đã đi khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện bệnh.

Khi đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán mắc giun hoặc sán thường gặp và điều trị tại khoa Virus - Ký sinh trùng. Do giun không có Thu*c đặc trị, bác sĩ phải phẫu thuật gắp giun và vệ sinh vùng áp xe để điều trị triệt để.

Theo Vietnamnet, khi phẫu thuật ổ áp xe và lấy dịch đi soi tươi, các bác sĩ phát hiện có ấu trùng giun. Sau một vài ngày, các con giun trưởng thành lần lượt chui ra từ ổ áp xe.

Bác sĩ Trần Thượng Việt thông tin, đến nay, đã có 5 con giun được gắp từ hai chi bệnh nhân, trong đó tại chân có 3 con, con lớn nhất dài 60cm. Ở tay, 2 con giun được gắp ra đều dài khoảng 30cm.

Đây là loại giun dracunlus medinensis (giun guinea) hiếm gặp trên thế giới, đặc biệt chưa từng xuất hiện tại việt nam. chiều dài lớn nhất đã đo được ở một con giun guinea trưởng thành có thể lên đến 1 mét.

Người bệnh thường nhiễm giun khi uống phải nước có chứa động vật, giáp xác nhỏ mang ấu trùng giun. trứng giun được giải phóng từ động vật sẽ phát triển thành giun trưởng thành trong ruột người bệnh, chui vào khoang bụng, sau đó giao hợp, đẻ trứng. giun cái thường chui vào các ổ cơ, ổ da, sau đó thoát qua da ra bên ngoài.

Khi tổn thương tiếp xúc với nước, người bệnh sẽ vô tình giải phóng ấu trùng vào nguồn nước, sau đó tiếp tục lây bệnh cho người khác.

Nam bệnh nhân quê yên bái cho biết, bản thân anh thường đi bắt cua, cá ở suối về ăn. đó có thể là nguồn lây khiến anh mắc bệnh.

“Bệnh nhân cũng cho biết thêm, ở cùng khu cũng đã có người mắc bệnh tương tự. Về vấn đề nguồn lây, chúng ta cần chờ kết quả từ điều tra dịch tễ”, bác sĩ Việt nhấn mạnh.

Để phòng bệnh giun sán, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Khi sử dụng nước uống, cần tìm nguồn nước đảm bảo, đã được lọc sạch.

Quốc Tiệp (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/mot-thanh-nien-o-yen-bai-nhiem-giun-la-chua-tung-xuat-hien-tai-viet-nam-a478002.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY