Theo cuốn sách Thực phẩm chữa bệnh của Nhà xuất bản hàng đầu thế giới - DK, mật ong mặc dù được tạo chủ yếu từ đườngđơnvà nước, nhưng nó có nhiều dược tính. Hiệu quả của nó nằm ở hàm lượng vitamin C, D, E, K và B-complex và beta-carotene, khoáng chất,enzymvà tinh dầu. Đồng thời, nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.
Ảnh minh họa.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng...
Vào mùa lạnh, cách dùng đơn giản nhất là pha 1 thìa mật ong cùng 1 cốc nước ấm, nhâm nhi vào bữa sáng hoặc trước giờ đi ngủ. Tuy nhiên để hương vị của chúng thơm ngon hơn và cũng nhiều công dụng hơn, chị em hoàn toàn có thể kết hợp mật ong cùng một số thứ dưới đây.
Khi mật ong kết hợp với trà lá sen sẽ nâng cao hương vị của thức uống này, không những thế còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Lá sen là một loại dược liệu có tác dụng xua tan tính ẩm, giúp bổ tỳ vị, thanh nhiệt, nhuận tràng... rất phổ biến trong các loại thuốc giảm cân, trị béo bụng. Còn mật ong có chứa nhiều vitamin và một số chất chống oxy hóa vừa giúp làm đẹp da, lại có tác dụng trừ mỡ thừa hiệu quả.
Trong lá sen có chứa một hợp chất gọi làroemerin, có tác dụng kháng khuẩn, ngừa đông máu, trị hen suyễn giảm đau, sát trùng và chống loãng xương. Còn mật ong thì có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, làm chậm quá trình lão hóa, ngừa bệnh tật hiệu quả, từ đó có thể tăng cường tuổi thọ.
Cả mật ong và gừng đều là những nguyên liệu có tác dụng trị bệnh tốt.
Trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
Khi kết hợp với nhau, gừng mật ong sẽ giúp cho cơ thể chúng ta được thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi cảm lạnh, giảm nôn mửa. Phụ nữ dùng hỗn hợp gừng mật ong sẽ có tác dụng xóa nếp nhăn và làm trắng da. Còn đàn ông khi sử dụng sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý. Nó cũng có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cúm trong mùa lạnh.
Tỏi là một nguyên liệu rất phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt. Tỏi khi ăn kèm với mật ong khi bụng đói vào buổi sáng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là tác dụng giảm cân, giải độc cơ thể.
Chúng có thể có lợi trong việc chống lại cảm lạnh và cúm. Do tỏi chính là "kho tàng" chứa các hợp chất lưu huỳnh kháng sinh và kháng nấm nhưallicinvàajoene, không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng mà còn điều trị cảm lạnh và ho thông thường.
1. Chữa bỏng:Lấy bông gạc vô trùng tẩm mật ong, bôi vào vết bỏng, chờ khô lại bôi tiếp, bôi khoảng 6-7 lần.
2. Chữa da khô nẻ: Dùng mật ong 80mg, mỡ lợn 20mg, chế hỗn hợp thành kem xoa vào vết nẻ 2-3 lần/ngày.
3. Làm ấm cơ thể, xua tan căng thẳng, giúp dễ ngủ: 10g hoa bạch cúc khô, 30ml mật ong, 1 bình nước sôi, 1 ly pha trà. Hoa cúc sau khichưngcó thể cắt lấy hoa đem phơi khô rồi cất vào bình thủy tinh dùng dần. Cho hoa cúc vào ly, tráng với nước ấm. Rồi cho tiếp nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà. Trà hoa cúc mật ong uống vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút.
4. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng:Mật ong 60g, cam thảo tươi 10g, trần bì 6g. Nấu cam thảo, trần bì trước, sau đó bỏ vỏ, bỏ bã, hòa thêm mật ong. Ngày uống 1-3 lần.
5. Làm giảm nếp nhăn da mặt:Hàng ngày buổi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt bằng nước ấm, xoa mật ong 1-2 lần lên mặt, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Mật ong nên để nơi khô mát, nhiệt độ tốt nhất 5-100C trong chai lọ có nút kín.
- Nên dùng trực tiếp mật ong tươi nguyên chất, hoặc hòa loãng trong nước ấm, nước nguội, sữa, nước hoa quả... không nên pha trong nước nóng hoặc đun kỹ trong nước sôi do nhiều chất dinh dưỡng vitamin, chất khoáng, hoặc men sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
- Không nên pha mật ong cùng rượu có độ cồn cao, làm lắng tủa và biến tính nhiều thành phần hữu cơ của mật ong.
Theo Đậu Đậu/Báo tổ quốc
Chủ đề liên quan:
bài thuốc hay từ mật ong Mật ong kết hợp với trà lá sen mật ong pha gừng mật ong pha tỏi