Cận tết tân sửu, chúng tôi ngược vùng cao sa ná. mùa xuân ở bản sa ná mới (bản tđc pọng hồ) thật bình yên và ấm áp. tiếng trẻ con vui cười khoe áo mới, tiếng í ới gọi nhau của bà con bàn chuyện nấu bánh chưng và tất niên chiều 30 rôm rả của một góc bản.
Xung quanh là cây cối đâm chồi tách mình nở hoa, những cành đào Tết cũng đua nhau khoe sắc bên những nóc nhà đang lên khói, báo hiệu cho một mùa xuân đang đến với sự no đủ, sum vầy. Đến với Sa Ná những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống mới tươi đẹp đang tràn về với người dân nơi đây.
Từ trung tâm huyện Quan Sơn đến bản Sa Ná, nắng xuân đã giăng khắp lối. Nắng lấp lóa trên từng thửa ruộng sưởi ấm cho những cành đào, quất khoe sắc. Hai bên đường là những lá cờ Tổ quốc bay phấp phới. Tết nay, người dân ở bản Sa Ná đã có thời gian để chuẩn bị nhiều món ngày Tết hơn như: bánh chưng, lợn mán, rượu cần…
Đường vào bản Sa Ná với cờ hoa chuẩn bị đón tết
Gặp lại anh Hà Văn Vân - người chịu nhiều thiệt thòi nhất sau trận lũ quét kinh hoàng. Chỉ trong phút chốc, anh đã mất đi 6 người thân trong gia đình gồm bố mẹ, chị gái, vợ và 2 con. Vẫn là khuôn mặt hốc hác, gầy ấy nhưng anh Vân đã nở nụ cười khi chúng tôi hỏi về cuộc sống mới của anh tại khu tái định cư (TĐC) Pọng Hồ.
Trong căn nhà mới được làm kiên cố, vững chãi hãy còn mới tinh, anh vân tâm sự: "sau khi nhận được tiền hỗ trợ của đảng, nhà nước, cùng các mạnh thường quân, anh đã nuôi gà, tậu trâu và trồng rừng. lứa gà đã vài lần cho thu nhập, trâu thì đang kỳ sinh sản, còn việc trồng rừng thì anh đã trồng được một số diện tích nhất định. nỗi đau buồn về mất người thân thì giấu vào trong, mình vẫn phải sống, phải lo cuộc sống mới cùng bà con trong bản".
Một góc bản Sa Ná
Cũng giống như anh Vân, anh Bùi Văn Luyến gắng gượng dậy sau nỗi đau mất con trong trận lũ quét. Anh Luyến chia sẻ: "Nhà thì gia đình được nhà nước xây cất cho từ mùa xuân năm ngoái, còn năm nay gia đình có còn có thêm đất để sản xuất, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, có đất để trồng rau, trồng cây ăn quả từ bản Sa Ná cũ - nơi lũ dữ quét qua".
Sự thay đổi của bản vùng cao Sa Ná không chỉ được thể hiện bởi anh Vân, anh Luyến mà tất cả bà con nơi đây đều rất phấn khởi, vui mừng khi bản Sa Ná đã cán đích bản nông thông mới (NTM) đạt 14/14 tiêu chí NTM kiểu mẫu.
Người dân quét dọn vệ sinh xung quanh bản
Theo ông lũ văn hà – bí thư đảng ủy xã na mèo cho biết: "sau 6 tháng triển khai thực hiện xây dựng bản ntm mới kiểu mẫu, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các giải pháp, lộ trình phù hợp, bản sa ná đã thu được nhiều kết quả quan trọng. giờ đây bộ mặt nông thôn mới bản sa ná có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt. cụ thể: trong bản đã hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân dân. từ đó, bản không còn hộ nghèo, đời sống tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững.
Để giúp bà con vực lại sản xuất nông nghiệp chúng tôi đã quyết định cải tạo lại khu vực bị lũ cuốn trôi làm "vườn rau an toàn". Vườn rau được chia cho 51 hộ dân tái định cư, mỗi hộ 100 m2. Kể từ khi có mô hình mới này, bà con rất phấn khởi, tăng gia sản xuất" - ông Hà cho biết thêm.
Trải qua rất nhiều đau thương, mất mát cuộc sống của người dân Sa Ná giờ đây đủ đầy hơn
Ghé thăm vừa rau của chị Hà Thị Thận, chị phấn khởi: "Khi mới nhận thửa đất này là một mảnh đất trống đang còn lởm chởm đất đá do lũ quét để lại. Chị cùng những thành viên trong gia đình đã dọn dẹp và trồng rau. Vườn rau không chỉ cho gia đình tôi cũng như bà con khác trong bản cải thiện bữa ăn, mà mỗi lần nhìn vười rau xanh chúng tôi như được xoa dịu đi niềm đau, sự mất mát năm nào".
Vào Sa Ná giờ đây không khó như những lần trước chúng tôi lên. Con đường được trải bê tông sáng bóng, sạch đẹp, hai bên trồng các loại hoa đang ở kỳ khoe sắc. Trong mỗi nếp nhà có mùi thơm của nếp nương, mùi của khói và của cả sự ấm no trong một mùa xuân mới đang về…