Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Mucinum - Thuốc nhuận tràng

Bệnh do Thuốc nhuận tràng (rất hiếm) với bệnh đại tràng chức năng nặng, bệnh nhiễm hắc tố trực đại tràng, rối loạn nước điện giải kèm theo hạ kali trong máu.

Viên bao: hộp 20 viên.

Thành phần cho 1 viên       

Sene, lá, cao khô 30 mg. (lượng tương đương với heterosides anthracenique được trình bày dưới dạng sennoside B với lượng tối thiểu trong một viên: 2,1 mg).

Cascara, vỏ, cao khô 40 mg. (lượng tương đương với heterosides anthracenique được trình bày dưới dạng cascaroside A với lượng tối thiểu trong một viên: 6,4 mg).

Boldo, bột lá  50 mg.

Anisvert, bột trái cây 30 mg.

Dược lực học

Thuốc nhuận tràng loại kích thích.

Thuốc làm thay đổi sự trao đổi nước-chất điện giải ở ruột và kích thích nhu động đại tràng.

Chỉ định

Điều trị ngắn hạn triệu chứng táo bón ở người lớn.

Chống chỉ định

Tuyệt đối

Bệnh lý viêm đại tràng thực thể (viêm loét trực tràng, bệnh Crohn...).

Hội chứng tắc nghẽn hoặc bán tắc.

Hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.

Tinh trạng mất nước nặng có kèm mất chất điện giải.

Trẻ em dưới 10 tuổi.

Tương đối

Các Thuốc gây xoắn đỉnh: xem Tương tác Thuốc.

Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi.

Chú ý đề phòng

Dùng Thuốc chỉ là một hỗ trợ trong điều trị bằng chế độ vệ sinh và ăn uống

Thêm vào chế độ ăn các loại thức ăn dưới dạng thực vật có nhiều chất xơ và nước, nên hoạt động thể lực và tập thói quen đi tiêu hàng ngày.

Ở trẻ em, chỉ kê toa Thuốc kích thích nhuận tràng trường hợp thật đặc biệt: do có nguy cơ làm trở ngại hoạt động bình thường của phản xạ đi tiêu.

Không nên dùng lâu dài Thuốc nhuận tràng (không dùng quá 8 đến 10 ngày).

Dùng lâu dài các dẫn xuất của anthracenique có thể dẫn đến những rối loạn

Bệnh do Thuốc nhuận tràng (rất hiếm) với bệnh đại tràng chức năng nặng, bệnh nhiễm hắc tố trực đại tràng, rối loạn nước điện giải kèm theo hạ kali trong máu.

Tình trạng lệ thuộc với nhu cầu cần Thuốc nhuận tràng thường xuyên, đòi hỏi tăng liều và gây táo bón nghiêm trọng khi ngưng Thuốc: sự lệ thuộc này thay đổi khác nhau tùy theo bệnh nhân, và có thể xảy ra mà bác sĩ không biết.

Lúc có thai và nuôi con bú

Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Không nên dùng cho phụ nữ trong thời gian cho con bú.

Tương tác Thuốc

Không nên phối hợp

Các Thuốc gây xoắn đỉnh: Thuốc chống loạn nhịp: amiodarone, bretylium, disopyramide, Thuốc nhóm quinidine, sotalol. Thuốc không chống loạn nhịp: ast émizole, b épridil, érythromycine tiêm tĩnh mạch, halofantrine, pentamidine, sparfloxacine, sultopride, terfénadine, vincamine.

Có nguy cơ gây xoắn đỉnh: hạ kali trong máu là một yếu tố thuận lợi giống như trường hợp nhịp chậm và khoảng QT kéo dài. Dùng Thuốc nhuận tràng không gây kích thích.

Thận trọng khi phối hợp

Dẫn xuất digitaline: hạ kali trong máu gây thuận lợi cho các tác dụng độc của dẫn xuất digitaline. Theo dõi sát kali máu và làm điện tâm đồ nếu có thể; dùng Thuốc nhuận tràng loại không kích thích.

Các Thuốc hạ kali khác: các Thuốc lợi tiểu hạ kali máu (đơn độc hay phối hợp), amphotéricine B (đường tĩnh mạch), corticoides (gluco, minéralo đường toàn thân), t é tracosactide: nguy cơ cao gây hạ kali máu (phối hợp tác dụng). Theo dõi sát kali máu và điều chỉnh liều nếu cần; dùng Thuốc nhuận tràng loại không kích thích.

Tác dụng ngoại ý

Có thể gây tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở người có bệnh đại tràng dễ bị kích thích.

Có thể gây hạ kali huyết.

Thỉnh thoảng làm cho nước tiểu có màu sắc bất thường không có ý nghĩa lâm sàng.

Liều lượng và cách dùng

Chỉ dùng cho người lớn.

1 đến 2 viên, buổi tối lúc đi ngủ.

Không dùng quá 8 đến 10 ngày.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/m/mucinum/)
Từ khóa: mucinum

Tin cùng nội dung

  • Táo bón xảy ra khi phân di chuyển qua đường ruột chậm, gây ra đại tiện khó khăn, và số lần đại tiện giảm (thường ít hơn 3 lần trong một tuần). Táo bón đôi khi còn là triệu chứng của một bệnh lý thực thể nào đó.
  • Con gái tôi 5 tuổi, từ bé cháu đã bị táo bón, số lần đi ngoài rất ít. Cách đây 1 năm tôi đưa cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị táo bón chức năng và cho dùng Thuốc duphalac.
  • Sử dụng dấm táo có thể mất tác dụng hoặc tăng độc tính của Thuốc: Thuốc trợ tim như các glycosid trợ tim (digitalis), Thuốc lợi tiểu, Thuốc nhuận tràng
  • Tôi 45 tuổi, thường xuyên bị táo bón từ nhiều năm nay. Tôi đã dùng nhiều biện pháp kể cả uống Thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng...
  • Các Thuốc nhuận tràng thường được dùng để điều trị táo bón và hỗ trợ làm tăng nhu động ruột trong một số bệnh lý.
  • Tôi 44 tuổi, bị táo bón đã mấy năm nay, rất khó chịu. Thỉnh thoảng tôi lại phải uống một đợt Thuốc nhuận tràng loại có chứa hoạt chất natri picosulfat hoặc bisacodyl trong 1 tuần
  • Hai Thuốc glycerin và glyceryl trinitrate là hai Thuốc có công dụng hoàn toàn khác nhau nhưng tên Thuốc gần giống nhau (chỉ khác là Thuốc glyceryl có chữ “y” và có thêm cụm “trinitrate”), và người dùng dễ bị nhầm lẫn.
  • Do những lợi ích mà Chương trình điều trị methadon (Chương trình điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế methadon) mang lại cho người bệnh, gia đình bệnh nhân và cho xã hội...
  • Nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY