Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngải cứu - vị thuốc thần kì chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mãn tính gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Tuy có rất nhiều liệu pháp giúp chữa trị căn bệnh này, nhưng nhiều nguời vẫn tin tưởng và lựa chọn phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu - biện pháp dân gian đơn giản nhưng không kém hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh về cột sống mãn tính, do cột sống gặp những chấn thương khiến đĩa đệm bị trật ra khỏi vị trí cố định, chèn ép vào các dây thần kinh gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.

Bệnh này thường xuất hiện ở những người lao động chân tay nặng, nguời ngồi một chỗ trong thời gian dài hay những người cao tuổi đã mất dần sự dẻo dai ở xương khớp.

Mặc dù có nhiều liệu pháp Tây y lẫn Đông y để chữa trị căn bệnh này, nhưng nhiều người vẫn tin tưởng chọn biện pháp dân gian là chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bởi công dụng tuyệt vời của nó.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm và công dụng sát hàn, giảm đau, điều khí, an thần, đặc biệt chữa trị các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gia cột sống, thần kinh tọa rất hiệu quả.

Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ ngải cứu mà bạn có thể áp dụng để áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà.

1. Ngải cứu và vỏ cam, chanh

Các loại vỏ cam, chanh trong Đông y cũng là dược liệu chữa được rất nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng các loại vỏ này cũng rất giàu hợp chất chống ôxy hóa. Ngải cứu kết hợp cùng vỏ cam chanh sẽ mang đến nhiều công dụng thần kì cho người bệnh.

Nguyên liệu:

- 200g lá ngải cứu khô

- 1kg vỏ chanh khô

- 2kg vỏ bưởi khô

- 2 lít rượu trắng

Cách làm:

- Rang vàng ngải cứu vỏ chanh và vỏ bưởi rồi đem ngâm cùng với rượu trắng trong khoảng 30 ngày.

- Sau khi rượu đã ngâm xong thì uống mỗi ngày một ly nhỏ. Dùng thường xuyên thì các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm.

Ngải cứu và vỏ cam

2. Ngải cứu rang muối

Muối có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, khi kết hợp cùng với ngải cứu sẽ giúp giảm đau rất hữu hiệu.

Nguyên liệu:

- 300g ngải cứu tươi

- 100g muối hột loại to

Cách làm:

- Ngải cứu đem rửa sạch để ráo rồi rang lên cùng với muối hột, sau đó bỏ chung vào một miếng vải bọc lại.

- Đem miếng vải có bọc ngải cứu và muối đã rang nóng chườm lên vùng đau nhứt do thoát vị đĩa đệm, nếu nguội thì tiếp tục rang nóng.

- Mỗi ngày thực hiện động tác này một đến hai lần sẽ giúp bạn giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm rất hữu hiệu.

Ngải cứu rang muối giúp xoa dịu những cơn đau nhức

3. Ngải cứu và mật ong

Mật ong được biết đến như một ‘thực phẩm’ vàng với lượng khoáng chất và chất chống ôxy hóa vô cùng dồi dào. Ngải cứu kết hợp với mật ong là một bài thuốc có thể mang lại kết quả bất ngờ cho người đang bị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

- 300g ngải cứu tươi

- 15ml mật ong nguyên chất

Cách làm:

- Lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt.

- Đem nước ngải cứu hòa chung với mật ong uống 2 lần mỗi ngày.

Duy trì thói quen uống ngải cứu với mật ong sẽ đẩy lùi được những triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm đem lại.

Ngải cứu kết hợp với mật ong là một bài thuốc có thể mang lại kết quả bất ngờ cho người đang bị thoát vị đĩa đệm

4. Ngải cứu và giấm gạo

Giấm gạo có tính axit, kết hợp với ngải cứu khi chườm lên cơ thể mang lại hiệu quả chữa cơn đau do thoát vị đĩa đệm vô cùng thần kì.

Nguyên liệu:

- 300g lá ngải cứu tươi

- 200ml dấm gạo

Cách làm:

- Lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát.

- Trộn đều ngải cứu và giấm gạo rồi cho lên bếp đun nóng. Khi hỗn hợp này sền sệt lại thì cho vào một chiếc khăn mỏng.

- Xoa miếng khăn chứa ngải cứu và giấm lên vùng lưng bị đau do thoát vị đĩa đệm từ 10-15 phút, nếu nguội thì đem hun nóng rồi tiếp tục xoa.

- Thực hiện việc này 2 lần mỗi ngày sẽ làm giảm những cơn đau một cách hiệu quả.

Ngải cứu và giấm gạo

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu trên đây chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhân mới mắc hoặc mới ở giai đoạn phồng lồi đĩa đệm.

Các trường hợp mãn tính, tái phát nhiều lần thì ngải cứu chỉ được xem như một biện pháp hỗ trợ. Bệnh nhân cần phải lựa chọn một phương pháp điều trị bài bản, kết hợp dùng thuốc với vật lý trị liệu theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Quỳnh Như

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/ngai-cuu--vi-thuoc-than-ki-chua-thoat-vi-dia-dem-24366/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY