Mèo cát có tên khoa học là felis margarita. ở môi trường tự nhiên, mèo đụn cát phân bố chiểu yếu ở vùng sa mạc châu phi và châu á.
Loài mèo này có kích thước khá nhỏ, trung bình mỗi con nặng từ 1,4 - 3,4kg.
Giống mèo này có đuôi dài, đôi tai lớn và nhọn nhưng chân lại ngắn. chiều dài đầu và thân của chúng chỉ dài khoảng 39 - 57cm. đôi tai to của chúng phục vụ rất tốt cho việc săn mồi.
Lông của nó có màu vàng nhạt như màu cát và được điểm xuyến thêm những vằn vàng xanh (khó nhìn thấy).
Mắt củamèo cátcó màu xanh và rất lớn, còn mũi thì màu đen. Tai và chân của chúng cũng có các vằn đen, trên mặt thì có các vằn đỏ chạy từ má tới vành ngoài của mắt.
Vào mùa Đông, lông của chúng trở nên dài và dày hơn (có thể dài tới 5,1cm).
Mèo cát thích sống ở các hoang mạc có địa hình bằng phẳng, không gợn sóng và có thảm thực vật phân bố thưa thớt.
Loài này chịu được khí hậu khắc nghiệt rất tốt. chúng có thể sống được ở môi trường có nhiệt độ từ -5 độ c - 52 độ c. mèo đụn cát có thể sống cả tháng mà không cần uống nước. thông thường chúng sống nhờ lượng nước trong cơ thể con mồi.
Mèo cát thường sống đơn độc, trừ mùa giao phối. Tới lúc sinh sản, chúng sẽ đào hang để sinh sản và hoạt động trong đó. Thông thường hang của chúng sâu khoảng 3m.
Chúng ở trong hang cả ngày và chỉ ra ngoài lúc chạng vạng tối để săn mồi. Chúng ưa thích ăn chim, côn trùng, thằn lằn và một số loài gặm nhấm.
Thời kỳ động dục của chúng chỉ kéo dài từ 59-69 ngày. loài mèo này thường mang thai từ 59-66 ngày. mùa sinh sản kéo dài từ tháng 5-6. mỗi lứa đẻ khoảng 3 con, mỗi năm đẻ 1 lứa (có một số nơi đẻ 2 lứa/năm).
Hiện nay, mèo cát được nuôi nhốt ở một số nơi trên thế giới. tuy nhiên, ở môi trường này chúng dễ bị bệnh và chết.
Theo Khoa học & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/ngam-net-dang-yeu-cua-loai-meo-song-o-sa-mac/20171014052830311p1c879.htmTheo Khoa học & Phát triển