Được biết, ổ dịch bệnh bạch hầu đầu tiên ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (kể từ khi tách tỉnh) là ngày 14/6 tại Trung tâm Ngôi nhà may mắn (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) với 4 cháu nhỏ bị bệnh.
Tiếp đó, ngày 19/6, cháu Sùng Thị H. (9 tuổi, ngụ thôn 6, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long) phát bệnh bạch hầu. Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM nhưng đến sáng 20/6, cháu H Tu vong. Đồng thời, tại xã Quảng Hòa phát hiện thêm 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó có cháu Ma Văn T. (9 tuổi, gần nhà cháu H).
Đến ngày 20/6, tại xã Đắk Rmăng, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông, tiếp tục phát hiện bệnh nhân Giàng A Ph. (13 tuổi) dương tính với bệnh bạch hầu. Ngay sau đó, ngàng Y tế đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch và khám sàng lọc thì phát hiện thêm 2 trường hợp là ông Giàng A P. (40 tuổi) và cháu Thào A T. (10 tuổi) dương tính với bạch hầu.
Ngành y tế Đăk Nông đã lập các chốt chặn không cho người bên ngoài đi vào vùng có dịch và ngược lại. Đồng thời, tiến hành khử khuẩn 100% đối với môi trường trong khu vực dân cư, trường học và trạm y tế nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Người dân trong khu vực này cũng được ngành y tế cho dùng Thu*c để điều trị dự phòng, đồng thời lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Ngành y tế tỉnh cũng điều trị dự phòng bằng kháng sinh và tiêm vaccine phòng chống dịch cho khoảng 350 người từ 7 tuổi tới dưới 40 tuổi quanh khu vực.
Đến trưa 23/6, ngành Y tế tỉnh Đắk Nông đang cách ly 555 người ở xã Quảng Hòa và 307 người tại xã Đắk R’măng 307. Riêng tại ổ dịch ở huyện Krông Nô có 400 người đã hết thời hạn cách ly 7 ngày.
Về tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân, theo Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, hiện cháu Giàng A Ph. và cháu Ma Văn T. đang trong tình trạng nặng. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) đang tích cực điều trị. Những trường hợp còn lại sức khỏe đã ổn định, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông.
Theo thống kê điều tra của Sở Y tế, khu vực các ổ dịch là vùng sâu vùng xa, nơi tập trung chủ yếu người H'Mông, sự hiểu biết về dịch bệnh và ý thức trách nhiệm về việc đưa trẻ đi tiêm chủng còn hạn chế. Ngành Y tế tỉnh đã chủ động khoanh vùng, mở rộng khám sàng lọc nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đăk Nông - ông Hà Văn Hùng cho biết: "Chủ động đi điều tra, khám sàn lọc, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ cho lấy mẫu làm xét nghiệm và cho điều trị dự phòng. Đồng thời, lập danh sách để chủ động tiêm chủng bổ sung, ngăn chặn lây lan trong cộng đồng người H'Mông".
Bạch hầu là 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận Sinh d*c.
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Kể cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng của bệnh thì họ vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác sau khoảng 6 tuần, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn bạch hầu thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Một khi bạn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở:
● Mũi
● Họng
● Lưỡi
● Đường thở (khí quản)
Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, não và thận. Do vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.
Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Ở những địa phương này, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.
Những người sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn nếu:
● Không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
● Đi du lịch đến một đất nước không tiêm chủng vắc-xin bạch hầu
● Bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS
● Sống trong điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
● Sốt
● Ớn lạnh
● Sưng các tuyến ở cổ
● Ho ông ổng
● Viêm họng, sưng họng
● Da xanh tái
● Chảy nước dãi
● Có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm:
● Khó thở hoặc khó nuốt
● Thay đổi thị lực
● Nói lắp
Phương Đài
Chủ đề liên quan:
Ngăn chặn sớm