Đó chính là "Hiệu ứng Matthew" nổi tiếng. Trong xã hội hiện thực, kẻ mạnh bao giờ cũng là kẻ mạnh, kẻ yếu sẽ trở nên yếu hơn, kẻ thắng người thua, đây là một hiện tượng xã hội và quy luật sinh tồn luôn tồn tại. Năm 1968, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ Robert Morton lần đầu tiên quy hiện tượng "càng nghèo càng nghèo, càng giàu càng giàu" về "Hiệu ứng Matthew".
Morton tin rằng một khi bất kỳ cá nhân, nhóm hoặc thậm chí khu vực nào đạt được thành công và tiến bộ trong một khía cạnh nào đó, họ sẽ có lợi thế tích lũy, và sẽ có nhiều cơ hội để đạt được thành công và tiến bộ hơn, giàu có cũng tương tự như vậy, đây là nguyên nhân sâu xa của việc "người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu", phản ánh hiện tượng xã hội phổ biến "kẻ thắng làm vua".
Đề xuất về "Hiệu ứng Matthew" xuất phát từ một câu chuyện ngắn trong "Tân Ước · Phúc âm Matthew":
Ngày xửa ngày xưa, có một vị quốc vương sắp đi du ngoạn, trước khi lên đường, ông đưa cho 3 nô bộc mỗi người một đồng bạc và dặn dò họ: "Những đồng bạc này có thể làm vốn để kiếm tiền, đợi ta quay trở về, các người hãy đem số tiền mà mình kiếm được tới gặp ta, tới khi đó ta sẽ ban cho các người phần thưởng."
Qua một khoảng thời gian, Quốc vương quay trở về hoàng cung, 3 người nô bộc cũng đúng hẹn tới gặp Quốc vương. Người nô bộc thứ nhất nói: "Bệ hạ, đồng bạc mà Ngài cho thần, thần đã mang đi làm kinh doanh và kiếm được thêm 10 đồng bạc khác". Quốc vương nghe xong rất vui mừng, thưởng cho người nô bộc thứ nhất 10 thành trì.
Người nô bộc thứ hai nói: "Thưa bệ hạ, Đồng bạc mà Ngài cho thần, thông qua đầu tư, thần kiếm thêm được 5 đồng bạc khác". Quốc vương vẫn rất vui vẻ, thưởng cho anh ta 5 thành trì.
Tới người nô bộc thứ 3, anh ta nói: "Thưa bệ hạ, đồng bạc mà Ngài cho thần, thần lo mình đánh rơi mất hoặc có ai lấy trộm nên luôn cất giữ nó rất cẩn thân, chưa từng mang ra dùng."
Nghe tới đây, Quốc vương vô cùng tức giận, lấy lại đồng bạc của người thứ 3 và trao nó lại cho người nô bộc thứ nhất, rồi nói: "Dù có ít, dù đó có là tất cả của ai đó, cũng phải lấy lại; dù có nhiều, vẫn phải cho họ nhiều hơn để họ tạo ra được nhiều lợi ích hơn."
Hiện tượng "kẻ thắng làm vua" được phản ánh bởi "Hiệu ứng Matthew" là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội.
Lấy một lớp học làm ví dụ: Trong cùng một lớp, đối với những bạn học tốt, giáo viên sẽ nghĩ rằng họ cũng xuất sắc trong các lĩnh vực khác, và sẽ vô thức kỳ vọng lớn ở họ, vì vậy dưới sự khích lệ tích cực tới từ giáo viên, những học sinh giỏi sẽ ngày càng học hành tốt hơn, trong khi những học sinh có học lực kém, không nghe lời sẽ bị thầy cô giáo bỏ qua một cách cố ý hoặc vô ý, đồng thời bị các bạn cô lập, và cũng chính vì ở trong tình trạng như vậy mà học lực của họ lại càng kém hơn.
Lại lấy nơi làm việc làm ví dụ: ở nơi công sở, những nhân viên đạt được những thành tích nhất định trong công việc, được khen thưởng và động viên, nhiệt huyết làm việc sẽ được nâng cao và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn. còn đối với những nhân viên có thành tích trung bình, họ sẽ dần trở nên tiêu cực sau khi bị lạnh nhạt, làm kiểu đối phó, cuối cùng dần trở nên tiêu điều.
Ngày càng nhiều người tin rằng "người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu" trong "Hiệu ứng Matthew" và làm giàu là một trò chơi của người giàu cũng là vì lý do này. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu "Hiệu ứng Matthew" từ góc độ tiêu cực này, đó chắc chắn là điều rất đáng buồn cho người nghèo. Là một người nghèo, bạn nên ý thức ra được một điều rằng không có người nghèo mãi mãi, cũng không có người mãi mãi giàu có. Bạn muốn trở thành người ra sao, chìa khóa nằm ở chính bản thân bạn. Nó nằm ở việc bạn có muốn chiến đấu, có muốn học hỏi hay không, nếu bạn muốn, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn tốc độ của cái nghèo lại, thậm chí còn có được cơ hội phản công để trở nên giàu có.
Có người nói rằng: "con người ta thường dễ dàng gán nguyên nhân của giàu nghèo cho số mệnh, cho vận may, nhưng thực ra, thứ tạo ra khoảng cách giàu nghèo nằm ở sự khác biệt giữa độ lớn nhỏ, độ cao, độ sâu và độ nhiệt huyết trong khát khao của bạn."
Có lẽ bạn thấy đây chỉ là những lời nói khích lệ vô bổ, nhưng trên thực tế, tâm thái và tư duy của một người quả thực rất quan trọng. Muốn trở thành người giàu có, bạn phải có một mong muốn mãnh liệt rằng mình muốn trở nên giàu có, và nỗ lực hành động cho nó.
Đứng từ góc độ tích cực để nhìn nhận "hiệu ứng Matthew" thì đó là: một người, nếu đủ nỗ lực, đủ chăm chỉ muốn trở nên giàu có hơn, họ sẽ nhận được động lực, được khích lệ trong quá trình đó, rồi từ đó ngày càng mạnh mẽ và giàu có hơn.