Đầu là nơi tôn quí nhất của thân thể, dầu cũng là chủ tể của cốt cách, chỗ dương khí tụ hội. Toàn bộ tư tưởng con người qui về não óc chứa trong đầu.
Tướng đầu đối với nam nhân còn nhiều chi tiết gấp bội vì đàn ông tiếp giáp với công danh gần hơn, nên cần phải xem những quí cốt ở trên đầu. Đàn bà tướng đầu chỉ cần tương xứng vừa phải với thân hình, đầu không quá to, vì to quá chủ khắc hình phu, không quá nhỏ vì quá nhỏ tất lao bác, tân khổ.
Diện bộ là cái mặt. Mặt là bộ phận của đầu nhưng lại quan trọng hơn đầu bởi tại mắt, mũi, miệng đều ở đó.
Như tườu hay như tiên, sướng hay khổ tùy thuộc tướng cách của diện hình. Ma bắt coi mặt người ta. Tướng cách mặt hỏng thì dễ bị ma bắt, ma bắt có nghĩa là vận mệnh xấu.
Tục ngữ thường nói: Mặt xám mày xanh - Mặt muội mày do - Mắt rác mày dơ - Mặt cú da lươn - Mặt như mặt mo ngâm - chính là những sắc mặt xấu ghi trong tướng học.
Diện như mãn nguyệt thanh tú nhi thần thái xạ nhân giả vị chi chiêu hà chi diện nam chủ công hầu tướng, nữ chủ hậu phi phu nhân.
(Mặt như trăng rằm thanh tú, tinh thần rực rỡ, sáng sủa gọi là mặt của giáng trời buổi sáng, con trai công hầu, con gái hậu phu nhân)
Tướng cao sang tháo vát giỏi giang, nếu vuông ngắn, hàm cằm bạnh ra gọi là ho diện, một trong những tướng lấy lẽ.
Còn phải kể đến diện hình tam giốc, trán rộng, cằm nhọn càng về dưới càng thót vào. Có thể dễ tài hoa lỗi lạc nhưng vì lý tưởng quá mức nên khó đạt tới phú quí.
Diện hình trường, mặt dài là tướng cô đơn, nếu mặt dài mà còn mang tướng đàn ông là vô phu (không chồng).
Cần nhớ đến vần đề phối hợp, khuôn mặt đẹp phải có sắc thái sáng sủa, rồi lại phải có tai, mắt, mũi, miệng đúng cách mới hoàn toàn. Ngược lại, có tai, mắt, mũi, miệng đẹp, sắc thái quang nhuận mà thiếu khuôn mặt là kể như vất bỏ một nữa. Tỉ dụ, đôi mắt sáng đẹp, mũi cao đặt mà đặt trên khuôn mặt chuột kẹp thì đáng tiếc biết chừng nào.
Lịch sử Trung Quốc có một người đàn bà tên Tiết Linh Vân sinh vào đời Ngụy Tấn giao thời, quê ở Thường Sơn tỉnh Hà Nam.
Nhà nghèo lắm, không đủ tiền mua dầu để thắp buổi tối, ban ngày Tiết Linh Vân còn phải theo mẹ làm lụng. Nàng thích học thêu nhưng chỉ có thời giờ vào buổi tối mà thôi. Tiết Linh Vân quyết chống lại hoàn cảnh để thực hiện bằng được đếu mình say mê, và nàng đã thành công. Trong bóng đêm chẳng một ngọn đèn đuốc nào cả, với mười ngón tay búp măng, nàng có thể thêu dệt những đóa hoa đào cúc mà nghệ thuật lên đến mức tuyệt diệu. Tiếng tăm từ hương lý bay đến kinh đô, thiên hạ đặt thêm cho Tiết Linh Vân một cái tên mới là Trâm thần.
Cả triều đình nhà Ngụy đều ưa thích, cho đòi Tiết Linh Vân vào cung. Nàng không muốn xa thôn xóm êm đềm, nơi chôn nhau cắt rốn, không muốn xa gia đình nhỏ bé nhưng yên vui với cha mẹ.
Trong khi đó Ngụy Nguyên Đế tức Tào Hoán rất kh6m phục tài hoa của Tiết Linh Vân. Ngày đón nàng vào cung, vua ra lệnh cho mười phủ huyện phải thắp đèn đuốc sáng rực như ban ngày. Ngoài vàng bạc gấm vóc để biếu cha mẹ nàng, Ngụy Nguyên Đế còn gửi tặng Tiết Linh Vân chiếc bình làm bằng một khối hồng ngọc, thứ ngọa cực quí.
Theo dân gian kể lại, những giọt lệ của Tiết Linh Vân, nàng dã để nó tuôn rơi vào chiếc bình của vua.Bình màu hồng nên nước mắt cũng trở thành màu hồng, sau này các văn nhân thi bá gọi nó là hồng lệ
Sau khi Tiết Linh Vân vào cung, tuy được hoàng đế rất mực thương yêu đến nỗi hoàng đế không chịu mặc áo nào khác ngoài những áo do Tiết Linh Vân may, nhưng nàng vẫn thấy tịch mịch ưu uất. Tiết Linh Vân vốn thuộc người con gái nhược chất mỹ nhân nên không bao lâu sau Tiết Linh Vân bệnh ch*t. Khắp dân gian đều bảo nhau rằng nàng là Chức Nữ trên trời xuống nay nàng lại về trời.
Sách Tiền hiền tướng phú có câu phê tướng cách của Tiết Linh Vân rằng: Linh Vân diện sưu nhãn tú, anh hoa thịnh phát quí nan thọ. nghĩa là: Tiết Linh Vân mặt gầy, mắt sáng, anh hoa phát tiết cao sang nhưng khó thọ.
Chủ đề liên quan:
tướng mệnh đàn bà