Trong giáo lý nhà phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi. số kiếp là để chỉ duyên nợ từ kiếp trước. đạo phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. vậy cùng lịch vạn niên 365 tìm hiểu xem con cái và cha mẹ ở kiếp này có duyên nợ gì với nhau nhé.
Hai người được gọi là có duyên với nhau khi trong quá khứ (kiếp này hay nhiều kiếp trước) có quan hệ qua lại với nhau, duyên này có thể nhiều hay ít, sâu hay cạn chẳng đồng, rồi cũng có thể là nghịch duyên hay thuận duyên.
Lấy ví dụ để Quý Vị dễ hiểu :
Giả sử lúc đầu tôi và Quý Vị chưa có duyên với nhau, rồi hôm nay tôi phát tâm cúng dường cái ghế đá trên chùa, sau đó vài hôm Quý Vị đi chùa và ngồi nghỉ đúng chiếc ghế đá tôi cúng dường.
Vậy là tôi và Quý Vị đã bắt đầu kết duyên với nhau rồi.
Hoặc ví dụ khác:
Sáng nay tôi phát tâm từ thiện một thùng bánh mì chay, rồi tôi bỏ trong thùng ở trước nhà, cứ người nào cũng được, đói thì có thể vào lấy ăn.
Và Quý Vị đi ngang qua, đang đói bụng, thấy thùng bánh mì từ thiện, và vào lấy ăn, mặc dù lúc ấy chẳng biết mặt mũi tôi ra sao.
Nhưng chỉ cần Quý Vị ăn ổ bánh là chúng ta đã kết duyên, tuy duyên hơi mỏng tí, nhưng đã có duyên với nhau.
Và để vào làm con một người nào đó thì cần cái duyên phải sâu nặng hơn, ân hoặc oán phải nhiều hơn.
Nếu duyên mỏng thì cha mẹ sinh ra Quý Vị rồi có thể bỏ luôn ở bệnh viện, hoặc cho người khác nuôi, hoặc mẹ ch*t sau khi sinh mà không gặp,…
Đây chính là biểu hiện của duyên mỏng.
Rồi quá trình từ một chúng sinh trong cõi siêu hình khi đủ duyên tiến vào thai, đi theo quy luật nào ?
Đây là vấn đề rất phức tạp, mà tôi sẽ nói ở dịp khác.
Tiếp theo :
Tại sao có cha mẹ thì thương yêu con cái nhưng cũng có cha mẹ ít thương, hoặc thương con không đồng đều giữa những người con?
Để hiểu được, ta cần lùi lại lúc nhân duyên ban đầu được tạo lập.
Nếu cha mẹ và người con ấy kết duyên thuận với nhau thì ít mà duyên nghịch thì nhiều. Thì khi làm con, cha mẹ sẽ ít thương người con ấy hơn là những người con khác.
Hoặc đôi khi người con ấy cũng đang trả quả báo do chính họ đã từng gây ra với con cái họ trong những đời trước.
Như sinh con ra rồi vứt bỏ không thương yêu, chẳng bảo bọc,…
Nên sau này nếu vào làm con ai đó, sẽ gặp trúng người cha mẹ không tốt và rồi không thương trở lại.
Nói chung vấn đề này nếu phân tích sâu sẽ vô cùng phức tạp chứ không hề đơn giản.
Nhưng khi mọi thứ xảy ra, như gặp cha mẹ không thương, hoặc sinh người con bất hiếu,…
Quý Vị đừng nghĩ tự nhiên, hoặc ông trời không công bằng với mình, mà là chính Quý Vị trong quá khứ đều có cái gì đó chưa tốt, có nhân có quả cả.
Thấy như thế, Quý Vị sẽ bớt mà oán trách đời hay số phận nghiệt ngã, mà nên trách chính mình, do mình mà ra cả thôi.
Ở một ngôi làng kia, có một cặp vợ chồng nông dân. Hai vợ chồng họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng con gái họ vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì có một đứa con mà con lại ốm yếu nên hai vợ chồng họ rất yêu thương đứa con này, đứa trẻ muốn gì được đấy.
Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà họ lần lượt ra đi. Vào năm con gái họ tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại 1 con ngựa duy nhất. Một ngày, con gái họ lại chỉ vào con ngựa này và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi.”
Hai vợ chồng người nông dân nhìn con ngựa khỏe mạnh, là tài sản duy nhất trong nhà, giúp làm việc đồng áng nên không nỡ lòng giết nó. Nhưng nhìn cô con gái duy nhất đang nằm trên giường thoi thóp thì trong lòng lại thấy đáng thương.
Trong lúc hai người họ còn đang phân vân thì cô con gái kia lại nhắc lại một lần nữa: “Con đang rất muốn ăn thịt ngựa. Cha mẹ không giết thịt con ngựa này đi thì con sẽ ch*t mất.”
Hai vợ chồng họ thấy con gái nói như vậy liền vô cùng luống cuống hoảng loạn liền mang con ngựa ra giết thịt. Sau khi làm thịt con ngựa, vợ chồng họ làm món hầm cho con gái ăn. Nhưng thật không ngờ, chỉ nửa canh giờ sau khi ăn, con gái họ nằm trên giường mà ch*t.
Hai vợ chồng người nông dân gào khóc thảm thiết. Hàng xóm láng giềng đến an ủi động viên nhưng cũng không thể làm vơi đi nỗi đau mất con trong lòng họ.
Con gái ch*t đi là một sự đả kích rất lớn đối với họ. Mặc dù họ biết rằng, từ khi con gái ra đời đều là mang đến vô cùng nhiều họa nạn, đến mức mà ngay cả tiền làm tang chôn cất cũng không còn. Nhưng vì thương con, vợ chồng họ cũng không còn thiết sống, cả ngày thẫn thờ.
Thấy thương cho tình cảnh của hai vợ chồng họ, một người đàn ông trong làng đã tìm đến nhà nói với họ rằng: “Ở ngôi chùa ở phía nam của ngọn núi kia có một lão hòa thượng. Ông ấy có thể giải phá được rất nhiều chuyện ly kỳ. Hai người thử lên núi tìm gặp lão hòa thượng để hỏi về chuyện của con gái hai người xem.”
Thế là, hai vợ chồng người nông dân này trèo đèo lội suối tìm đến gặp lão hòa thượng để thỉnh giáo. Sau khi kể hết sự tình về con gái từ khi ra đời đến lúc mất đi, người chồng cất lời hỏi: “Thưa thầy, không biết nhân duyên kiếp trước của vợ chồng con và đứa con gái này là như thế nào ạ?” Vị lão hòa thượng nghe xong không nói gì mà nhắm mắt lại ngồi thiền nửa ngày. Sau đó, ông chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, thí chủ còn nợ con của thí chủ một khoản nợ nên kiếp này phải hoàn trả. Hai người có muốn biết kỹ càng về khoản nợ này không?”
Hai vợ chồng họ phủ phục trước mặt lão hòa thượng rồi nói: “Chúng con muốn biết nguyên nhân thực sự là gì? Xin lão phương trượng nói chi tiết ạ!”
Lão hòa thượng vừa nhắm mắt lại vừa chậm chạp nói: “Ở kiếp trước, con gái của hai người là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Vào năm thiên kim tiểu thư này 18 tuổi, cha mẹ họ cùng cô con gái của mình đi thăm người thân. Không ngờ giữa đường lại gặp một toán cướp. Thủ lĩnh của toán cướp đó chính là con ngựa của nhà thí chủ ở kiếp này, còn hai thí chủ khi đó là đám thuộc hạ của nó. Ba tên cướp này đã cướp sạch tài sản của nhà họ, giết ch*t cha mẹ cô gái, đánh đuổi người nhà họ, tên thủ lĩnh còn cưỡng hiếp cô ấy.
Cuối cùng, vị tiểu thư này đứng trên vách núi thề rằng: “Kiếp sau nhất định ta phải lấy đầu tên thủ lĩnh này để trả mối hận trong lòng mình.” Nói xong, vị tiểu thư này nhảy xuống núi tự vẫn. Về sau, tên thủ lĩnh vì cướp bóc quá nhiều ch*t bị đầu thai thành súc sinh, còn hai thí chủ về sau có làm việc thiện nên vẫn được đầu thai làm người nhưng phải hoàn trả khoản nợ kia. Vị tiểu thư kia chuyển sinh làm con gái của hai người chính là để đòi nợ kiếp trước.”
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, hai là đến để đòi nợ, ba là đến để trả nợ, bốn là đến để báo oán.
Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.
Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người ch*t, nó đến để báo th quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu c ng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại ch*t kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch” khiến cho nhà tan, người ch*t..!
Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn ch*t. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn ch*t mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.
Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng ch*t đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít.
Tác giả: Tiểu Ngọc