Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngộ độc với cua: đừng lo!

Cua (kể cả cua biển và cua đồng) với hàm lượng canxi cao: 100g cua đồng có chứa tới 5040mg canxi, rất tốt cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cũng như bổ sung hàm lượng canxi ở người cao tuổi. Nhưng loại thực phẩm này nếu không cẩn thận có thể bị ngộ độc.

Nguyên nhân, triệu chứng

Tôm, cua, cá, ốc... là những loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu canxi nhưng trong mỗi con người có một loại kháng nguyên khác nhau, nên có người ăn được cá, nhưng lại dị ứng với cua. Và theo nghiên cứu thì trong phổi cua có nhiều thể nấm, cũng như mình cua có chứa nhiều chất histidin, nên khi cua đã chết có nhiều vi khuẩn sinh sôi, sẽ làm cho một lượng lớn protein bị phân huỷ và histidin chuyển thành histamine có độc tính, gây ngộ độc thức ăn.

Khi cơ thể bị dị ứng với các thành phần độc tính của cua, mức độ nhẹ thì người mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa, đỏ. Nặng có thể bị đau đầu tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở, hen suyễn cấp tính, khó thở do khí phế quản bị co thắt, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa làm co thắt, nôn mửa... Nếu trong vòng 4-6 giờ không được cấp cứu, chữa trị kịp thời có thể gây tử vong.

Chẳng hạn như trường hợp của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (SN 1978, trú xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), con là Chu Ánh Ngọc (SN 2000) được chuyển đến Bệnh viện Hàm Thuận Nam cấp cứu vì hai mẹ con có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn món canh cua đồng, và đến 7h ngày 14/11, cháu Ngọc chết tại bệnh viện.

Bài thuốc Đông y chữa ngộ độc

Nếu chẳng may bị ngộ độc cua, bạn có thể dùng một số bài thuốc dưới đây:

- Lấy 5g đinh hương (đã nghiền thành bột), kết hợp với sinh khương 3 lát, đem sắc với 100ml. Đun sôi còn khoảng 20ml thì uống (lưu ý: uống khi còn ấm). Uống đến khi nào các triệu chứng của ngộ độc qua đi là bệnh đã khỏi.

- Ta cũng có thể sử dụng lá tía tô (30- 50g) đem sắc với 200ml nước, chia nhỏ, uống dần dần.

- Hoặc dùng các lát tỏi khô đem nấu, dùng nước đó uống thì bệnh cũng thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu bị ngộ độc ở tình trạng nặng thì nên đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Nguyễn Thị Bích

(Bác sĩ, Khoa Đông y, Bệnh viện 19-8)

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ngo-doc-voi-cua-dung-lo-26448/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY