Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngỡ ngàng với tinh dầu mùi già hương thơm sát khuẩn khắp nhà, làm da đẹp trẻ trung

MangYTe – Chỉ vài giọt tinh dầu mùi già pha vào nước tắm sẽ sát khuẩn, ngừa mụn, chống lão hóa, giúp da khỏe mạnh, trẻ trung tự nhiên... Nhỏ 1-2 giọt vào bát nước nóng để xông mặt, hít ngửi cũng làm tái tạo da, sạch vi khuẩn đường hô hấp và môi trường.

Theo ông Phạm Anh Đào (nguyên bác sĩ - lương y Quốc gia của Viện Y học cổ truyền Quân đội), cây rau mùi (còn gọi là ngò rí) trước Tết được thu hoạch thân, quả, hạt rầm rộ để bà con đun nước tắm đón năm mới, giúp cơ thể thơm ngát và đọng lại hương rất lâu.

Gần đây, loại rau này còn được sản xuất thành nước cất mùi già, nước tắm mùi già, túi lọc mùi già và đặc biệt là kết hợp với các thảo dược thiên nhiên giúp con người kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên, chống oxy hóa mạnh... dùng quanh năm, rất được ưa chuộng.

Cánh đồng mùi già giáp Tết. Ảnh minh họa.

Đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy tinh dầu mùi già có thể tiêu diệt hàng loạt vi khuẩn nguy hiểm nhờ tác động lên hoạt động của màng tế bào, ức chế và dẫn đến vi khuẩn bị ch*t, ngừng phát triển.

Hương mùi già tạo cảm giác tinh khiết tự nhiên, dễ chịu, có vị cay, tính ấm nên lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh và phục hồi sức khỏe.

Gần Tết, cây mùi già được bán đầy phố. Ảnh minh họa.

Cách dùng tinh dầu mùi già

Lương y Anh Đào cho biết, tinh dầu mùi già có hương thơm thanh ngọt nhẹ rất đặc trưng của cây mùi già. Màu tinh dầu từ vàng đến vàng nâu sẫm (tùy thời tiết và thổ nhưỡng). Trong nhà xông đèn có hương tinh dầu mùi già giúp không khí thanh sạch, thoáng và ấm cúng.

Phụ nữ dùng tinh dầu mùi già chống oxy hóa, thấy cơ thể như tươi trẻ, sức sống hơn.

Tinh dầu mùi già lan tỏa giúp đuổi mọi loại côn trùng gây hại, muỗi.

Vì tinh dầu mùi già hiệu quả như thế nên giá không rẻ. 1 lọ 5ml giá 200.000đ, lọ 30ml giá 980.000đ.

Mua tinh dầu mùi già cần tìm đúng hãng, chú ý hạn sử dụng. Ảnh minh họa.

Cách dùng tinh dầu mùi già dễ nhất

Bác sĩ Anh Đào cho rằng, tinh dầu mùi già cũng như một số loại tinh dầu khác rất dễ sử dụng, trong cuộc sống để tốt cho sức khỏe và giúp phụ nữ làm đẹp da. Có nhiều cách để dùng tinh dầu hiệu quả, nhưng có thể làm như sau:

- Tắm: Nhỏ vài giọt tinh dầu mùi già vào chậu nước để tắm sẽ sát khuẩn, làm sạch da, tăng khả năng chống lão hóa da, giúp da khỏe mạnh, trẻ trung, tự nhiên, tăng sức đề kháng.

- Hít ngửi hơi mùi già giúp hỗ trợ trị cảm cúm, cảm lạnh.

- Xông mặt: Nhỏ 1-2 giọt vào bát nước nóng để xông mặt, hít ngửi giúp tái tạo da, sạch vi khuẩn, ngăn ngừa mụn.

- Xông thư giãn: Nhỏ 3-4 giọt vào đèn xông tinh dầu giúp sát khuẩn không khí, xua đuổi muỗi và côn trùng khác.

- Xông tinh dầu mùi già trong phòng ngủ giúp tinh thần thoải mái, ngủ sâu.

- Xông trong phòng làm việc giúp thư thái, giảm stress, trí não tinh thông.

- Ngâm chân: Nhỏ vài giọt tinh dầu mùi già vào chậu nước ngâm chân 10-15 phút giúp lưu thông máu tốt, hồi phục cho chân sau khi vận động cả ngày, ngâm chân đều đặn với tinh dầu mùi già hạn chế được các bệnh ngoài da như nấm, viêm da.

- Mát xa với dầu nền: Pha hỗn hợp khoảng 1-3% tinh dầu mùi với dầu nền (dầu dừa, dầu ô liu, dầu mù u...) để mát xa toàn thân, giúp sát khuẩn da, tái tạo chức năng da. Có thể dùng trực tiếp lên da với kem chống nắng, kem dưỡng da, hoặc thoa lên vùng đau để giảm sưng tấy, đau nhức xương khớp...

- Phòng muỗi: Xoa vào chân tay phòng tránh muỗi đốt và côn trùng.

- Dùng đèn xông tinh dầu để hương thơm lan tỏa giúp khử mùi ẩm mốc, mang đến hương thơm mới mẻ cho ngôi nhà.

- Làm thơm quần áo: Bỏ tinh dầu trong tủ quần áo hoặc dùng bông, que ngoáy lên để khuếch tán hương thơm.

- Hòa vài giọt tinh dầu mùi già vào nước lau nhà để lau sàn sát khuẩn.

Bác sĩ Anh Đào khuyên rằng, người bình thường dùng tinh dầu mùi già không có tác dụng phụ, hay kích ứng. Nhưng người có cơ địa dị ứng, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người mẫn cảm vẫn cần thận trọng khi dùng. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác dụng phụ của tinh dầu mùi già, nhưng không nên uống vì các nhà sản xuất hay cho thêm một số hoạt chất để gia tăng mùi hương, thẩm thấu qua da... nên có thể gây ngộ độc.

Tốt nhất chỉ nên dùng tinh dầu mùi già để tạo hương thơm cho cơ thể, môi trường, dùng bôi ngoài da khi cần thiết.

Lưu ý khi dùng tinh dầu mùi già:

- Không nhỏ trực tiếp tinh dầu mùi già nồng độ cao vào vết thương hở.

- Không uống trực tiếp, hoặc để tinh dầu rơi vào mắt.

- Không để trẻ em nghịch vì dính tinh dầu mùi già vào tay trẻ có thể bốc thức ăn, hoặc uống có thể gây nguy hiểm.

Mua tinh dầu mùi già cần đến các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh mùa phải tinh dầu kém chất lượng. Tinh dầu mùi già tốt là loại lỏng hơi sánh, màu vàng đậm, mùi dịu ngọt, đựng trong lọ nhỏ giọt rất tiện dùng và không đổ, có ghi rõ tên sản phẩm, nguồn gốc, thành phần, cách dùng, hạn sử dụng, dán tem đảm bảo chất lượng chính hãng.

- Quá trình dùng nếu có dấu hiệu bất thường nào (như đã hết hạn, nấm mốc, đổi màu, mất hương...) cần ngừng dùng để hỏi dược sĩ, bác sĩ.

Ngọc Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/ngo-ngang-voi-tinh-dau-mui-gia-huong-thom-sat-khuan-khap-nha-lam-da-dep-tre-trung-20200323184559784.htm)

Tin cùng nội dung

  • Với hương vị ngọt thơm, xoài là trái cây yêu thích của nhiều người. Đây là thực phẩm tuyệt vời bởi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp, chống lão hóa.
  • Nắn măng cụt thấy mềm đều là quả chín vừa ăn, nếu vỏ cứng là quả còn non, lớp thịt sẽ bị sượng, còn nếu chỗ mềm chỗ cứng là quả non nhưng có khả năng đã bị hỏng.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.
  • Theo Đông y, quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc.
  • Khoai tây giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ mềm, chữa đau dạ dày, nhuận tràng, chữa đau bụng, tiêu viêm và là thần dược làm đẹp da
  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY