Thông tin về vai trò của ngoại giao văn hoá, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam chia sẻ: "Ngoại giao văn hóa cực kỳ quan trọng và xuất hiện tự nhiên từ thời xa xưa. Cho đến nay, ngoại giao văn hóa đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác đối ngoại, nâng cao hình ảnh đất nước ta". Ông cũng nhận định thêm rằng: "Trong ngoại giao văn hóa có ngoại giao kinh tế và trong ngoại giao kinh tế có ngoại giao văn hoá. Hai lĩnh vực này song hành cùng nhau. Khi kết hợp sức mạnh tổng hợp này thì công tác ngoại giao của ta ở nước ngoài sẽ phát huy rất tốt".
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam phát biểu tại Hội nghị ngoại giao văn hoá. Ảnh: KQ.
Đồng tình với nhận định này, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Nguyễn Văn Thảo cho hay: "Việc sử dụng "sức mạnh mềm" là hết sức quan trọng để hỗ trợ cho "sức mạnh cứng". Chúng ta đã thấy rất nhiều nước trên thế giới sử dụng chiến lược này và họ rất thành công". Với cương vị trưởng một cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo thông tin: "Đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, việc thúc đẩy, triển khai ngoại giao văn hóa gần như không mâu thuẫn gì về lợi ích giữa chúng ta với nước sở tại hay giữa chúng ta với các cơ quan đại diện ngoại giao của nước khác tại nước sở tại. Bên cạnh đó, với một số địa bàn đặc thù, việc triển khai ngoại giao văn hóa là điều không thể thiếu. Ví dụ như tại châu Âu, một lục địa già với nền văn hóa đậm nét, việc không giao tiếp được với các đối tác về văn hóa sẽ khiến công tác đối ngoại của ta gặp rất nhiều khó khăn".
Trong thời gian qua, các cơ quan Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện Chiến lược văn hoá. Các bộ ngành, địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chú trọng gắn nội dung ngoại giao văn hóa với các nhiệm vụ, hoạt động đối ngoại lớn của từng cơ quan, đơn vị, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hoá.
Đại diện cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Lê Ngọc Định chia sẻ: "Trong chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa tự hào là một trong những lĩnh vực được giao lưu, hội nhập quốc tế từ rất sớm. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đã góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời giúp các quốc gia trên thế giới hiểu biết, tôn trọng và thúc đẩy quan hệ với đất nước ta".
Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã được các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai ở diện rộng về địa bàn, đa dạng về đối tượng, phong phú về nội dung, hình thức, đã góp phần tăng cường hợp tác, tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với các nước; góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế đi vào chiều sâu, bền vững; tham gia vào quá trình hình thành mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam trên toàn cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với các nước trên thế giới; đóng góp vào việc nâng cao sức mạnh mềm quốc gia.
Hàng năm, mạng lưới 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và hai Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp và Lào tích cực triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau của sở tại và các nước kiêm nhiệm. Tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đều có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm đầu mối về công tác ngoại giao văn hoá, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Ngoại giao; thường xuyên lồng ghép các hoạt động giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam vào các hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện Việt Nam, đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với sở tại.
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Nguyễn Văn Thảo phát biểu tại Hội nghị. Ảnh KQ
Về phía bộ văn hoá, thể thao và du lịch, phó cục trưởng cục hợp tác quốc tế lê ngọc định cho biết: nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nói chung và văn hóa đối ngoại nói riêng trong sự phát triển quốc gia và tiến trình hội nhập, bộ văn hoá, thể thao và du lịch đã tích cực, chủ động triển khai văn hóa đối ngoại.
Trong giai đoạn 2015-2020, cùng với những thành tựu của chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại cũng đã tích cực, chủ động triển khai và diễn ra ở các châu lục với hình thức phong phú, đa dạng, được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. kể từ khi chiến lược văn hóa đối ngoại được ban hành từ năm 2015 đến nay, bộ văn hoá, thể thao và du lịch đã tổ chức được gần 20 chương trình và hoạt động văn hóa nghệ thuật lớn phục vụ các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước ta tới các nước. nhiều chương trình văn hoá, lễ hội việt nam tại nước ngoài và nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong khuôn khổ các sự kiện trọng đại của việt nam như: apu 32, apec 2017, thượng đỉnh mỹ -triều 2019, hội nghị asean 2020... bên cạnh đó, bộ văn hoá, thể thao và du lịch cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện văn hoá, nghệ thuật thể thao chất lượng, có uy tín ngày càng lớn cũng như triển khai các chiến dịch quảng bá hình ảnh quốc gia tại các sự kiện danh tiếng trên toàn cầu.
Là một đơn vị tham gia phối hợp thực hiện ngoại giao văn hoá, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú đã chia sẻ về vai trò và sự cần thiết của quảng bá sản phẩm Việt Nam trong các hoạt động ngoại giao. Ông Vũ Bá Phú chia sẻ: "Về khía cạnh xúc tiến thương mại, việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt Nam là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm đẩy mạnh, kết nối sản phẩm và qua đó giúp gia tăng giá trị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Những nỗ lực trong hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, lồng ghép trong các sự kiện ngoại giao và ngoại giao văn hóa trong thời gian qua đã góp phần gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam. Qua đó giúp thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới trong năm 2021".
Theo ông Vũ Bá Phú, thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã nỗ lực lồng ghép các hoạt động quảng bá trong các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quốc gia và các chương trình xây dựng ngành với các hoạt động ngoại giao, văn hóa đối ngoại. Có một số phương thức mới Bộ Công Thương nhận được sự ủng hộ của các cơ quan đại diện ngoại giao và các đối tác là quảng bá trên các phương tiện truyền thông, truyền thông số ở nước ngoài, phát triển các ứng dụng, phương thức quảng bá mới...
Có thể nói, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương đã luôn chú trọng thực hiện ngoại giao văn hoá, gắn nội dung ngoại giao văn hóa với các nhiệm vụ, hoạt động đối ngoại lớn của từng cơ quan, đơn vị. Và trong bối cảnh thế giới và khu vực bước vào thời kỳ tái định hình hậu Covid-19 với nhiều thay đổi nhanh chóng, việc kế thừa thành tựu đạt được, rút ra bài học, khắc phục hạn chế để triển khai công tác ngoại giao văn hóa trong thời gian tới là cần thiết.
An Bình