Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngón tay bị thương hồi phục kỳ diệu sau 3 ngày, bác sĩ tiết lộ nhờ ơn hoàng thượng, nghe lý giải chắc chắn nhiều người thấy tiếc vì không nuôi mèo sớm hơn

Chắc chắn sau khi nghe những giải thích của bác sĩ, nhiều bạn sẽ cảm thấy tiếc hùi hụi vì không nuôi mèo sớm hơn. Tuy nhiên, không sao cả, giờ bạn bắt đầu cũng không hề quá muộn.

Tiếng gừ gừ của mèo giúp vết thương ở ngón tay của bác sĩ nhanh chóng được làm lành

Mới đây, trên trang cá nhân, BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) chia sẻ một thông tin vô cùng hấp dẫn dành cho những người đang nuôi mèo. Những tiếng "gừ gừ" mà "hoàng thượng" phát ra khi bạn âu yếm thực ra lại có khả năng chữa bệnh cực kỳ tốt. Những tiếng "gừ gừ" này thực chất là tiếng dao động tần số thấp, khoảng 26Hz.

"tần số này tương ứng với những tần số mà các bác sĩ sử dụng trong liệu pháp rung động để thúc đấy quá trình tái tạo mô, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tổn thương ở xương và phần mềm. âm thanh của tần số thấp này còn mang lại lợi ích rất nhiều cho các "con sen" (người nuôi mèo), cụ thể là làm giảm căng thẳng, khó thở ở cả mèo và người, cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dĩ nhiên cải thiện tuổi thọ cho các "con sen" rồi", bs lê tiến huy nhận định.

Tin vui cho người nuôi mèo được BS Huy tiết lộ khiến ai cũng bất ngờ.

Theo Theanimaldoctors, Hiệp hội Thú y Hoa Kỳ đã công nhận điều này khi lần đầu phát hiện khả năng chữa bệnh của mèo được chứng minh có hiệu quả trên chính cơ thể của mèo. Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 132 con mèo nhảy từ tầng 5 và hơn 90% đã khỏi các vết thương lâm sàng nhờ phát ra tiếng "gừ gừ" giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng tấy và giúp nhanh lành vết thương

Theo chuyên gia, mặc dù những nghiên cứu ở trên chưa đầy đủ cơ sở khoa học nhưng từ trải nghiệm của bản thân, BS Lê Tiến Huy tin rằng điều này hoàn toàn có căn cứ. Đó là một câu chuyện của chính BS Lê Tiến Huy và những gì anh trải qua đã khiến bản thân anh khá bất ngờ.

BS Huy kể, 3 ngày trước, ngón tay giữa của mình bị kẹt tay vào ô tô dẫn đến chảy máu rất nhiều. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày đã được tổ chức hóa và liền hoàn toàn vết thương.

"Mình nhận thấy rằng với sự giúp đỡ của "hoàng thượng" thì tốc độ lành vết thương của mình có thể tăng gấp 1,5-2 lần so với bình thường. Đây là điều khá là bất ngờ và bây giờ mình cũng mới thấy rõ giá trị của việc nuôi mèo. Rất đơn giản thôi, chỉ cần âu yếm "hoàng thượng" và "hoàng thượng" sẽ đáp lại bằng những tiếng "gừ gừ". Đó là biểu hiện cho thấy "hoàng thượng" đang được hạnh phúc", BS Lê Tiến Huy chia sẻ.

Thông tin chia sẻ phía trên của chuyên gia khiến nhiều người vô cùng thích thú.

Làm thế nào để chó mèo chung sống với con người một cách an toàn, hữu ích?

Thông tin chia sẻ phía trên của chuyên gia khiến nhiều người vô cùng thích thú. Nhiều người tự nhủ phải nuôi ngay một vị "hoàng thượng" để có thể chữa lành tổn thương cho bản thân từ bên trong lẫn những vết thương có thể xuất hiện trong sự cố hàng ngày. Mặc dù vậy cũng không ít người băn khoăn làm thế nào để có thể cho vật nuôi sống chung cùng con người mà không phải lo lắng lây nhiễm bệnh đường hô hấp, nhiễm ký sinh trùng... từ chó mèo. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, việc trong nhà sở hữu một vài thú cưng khiến mọi người càng thêm lo lắng.

Giới chuyên gia nhận định, những "con sen" muốn bao nuôi "hoàng thượng" chỉ cần chú ý những nguyên tắc sau đây:

Những "con sen" muốn bao nuôi "hoàng thượng" cần nhớ một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo sức khỏe.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc với vật nuôi, xử lý phân, rác thải của vật nuôi.

- Chú ý sức khỏe của "hoàng thượng". Điều đó có nghĩa là bạn phải theo sát lịch tiêm chủng, tẩy giun, đánh dấu và ghi nhớ lịch hẹn với bác sĩ thú ý. Khi vật nuôi có những biểu hiện bệnh như nôn mửa, tiêu chảy, ăn uống kém hoặc bỏ ăn uống, chảy nước mũi... cần nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.

- Nếu gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý dạy bé về vệ sinh đúng cách với vật nuôi. Trẻ em hay bỏ tay vào miệng nên cần dạy các bé thật kỹ vì đây là con đường xâm nhập nhanh nhất, nhiều nhất của vi khuẩn. Trong khi trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn người lớn, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Do đó, cha mẹ nên dạy con thật kỹ: tuyệt đối không cho tay vào miệng trong khi chơi với thú cưng, không hôn, chia sẻ thức ăn với vật nuôi, sau khi chơi, tiếp xúc với vật nuôi xong cần nhanh chóng rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Nếu cho thú cưng đi ra ngoài, tiếp xúc nhiều người, đi qua nhiều nơi cần nhanh chóng tắm rửa sạch bằng xà phòng và sấy khô lông ngay khi về nhà.

- Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi mà có thể nhờ người khác giúp đỡ khi cho ăn, chăm sóc vật nuôi.

- Nếu bị vật nuôi cắn cần nhanh chóng đi rửa sạch bằng xà phòng vùng bị cắn, bị trầy xước trong quá trình vui đùa cùng vật nuôi. Nếu có vết thương hở thì tuyệt đối không cho chó mèo liếm vào.

- Nếu cho thú cưng đi ra ngoài, tiếp xúc nhiều người, đi qua nhiều nơi cần nhanh chóng tắm rửa sạch bằng xà phòng và sấy khô lông ngay khi về nhà.

Tiếp theo

Liệu pháp thú cưng - Trị liệu bằng động vật: Phương pháp trị liệu, giải tỏa tâm lý tuyệt vời cho các em bé bị bệnh nặng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ngon-tay-bi-thuong-hoi-phuc-ky-dieu-sau-3-ngay-bac-si-tiet-lo-nho-on-hoang-thuong-nghe-ly-giai-chac-chan-nhieu-nguoi-thay-tiec-vi-khong-nuoi-meo-som-hon-650327.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY