Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đàn ông bị rắn hổ chúa cắn vẫn đang thở máy, sẽ mổ ghép da khi có thể

Hiện bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn ở Tây Ninh đã được cắt lọc phần da bị hoại tử. Dự kiến bệnh nhân sẽ phải cắt lọc da thêm nhiều lần nữa.

Đến khi tình trạng cải thiện, bệnh viện sẽ đánh giá lại và thực hiện ghép da vào vết rắn cắn hoại tử. Hy vọng trong vài ngày tới, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tốt hơn - BS Duy nói.

Tiên lượng trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và sử dụng kháng sinh.

Trước đó, BS CK2 Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. “Bệnh viện đang dồn sức cứu chữa bệnh nhân” – BS Thức chia sẻ.

Như tin Tiền Phong đã đưa, ngày 19/8 trong quá trình bắt rắn, một người đàn ông bị rắn hổ chúa dài 2,5m, nặng gần 5kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, người này được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu, rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi được cho sử dụng 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, bệnh nhân mở mắt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt và làm theo y lệnh của bác sĩ.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-bi-ran-ho-chua-can-van-dang-tho-may-se-mo-ghep-da-khi-co-the-1711427.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Chào Mangyte, Tôi là nhân viên văn phòng, gần đây hay bị đau nửa đầu, muốn đi khám bệnh thử xem sao. Tôi muốn đến BV Chợ Rẫy nhưng thấy khám bảo hiểm đông quá, muốn khám dịch vụ cho nhahh. Nhờ Mangyte hướng dẫn tôi nên khám khoa nào, làm sao để đỡ tốn thời gian nhất? Tôi xin cảm ơn! (Minh Phát – Đồng Nai)
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Cho tôi hỏi, tôi muốn khám sức khỏe xuất cảnh ở BV Chợ Rẫy thì cần làm thủ tục gì, chi phí bao nhiêu vậy? Bao lâu thì có kết quả?
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY