Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
Trước năm 1990, do chưa có nhiều huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu nên tỷ lệ Tu vong cao. Từ năm 1990, cố GS Trịnh Kim Ánh đã làm chủ nhiệm đề tài sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn tại Việt Nam, điều trị cho bệnh nhân bị rắn hổ đất và rắn chàm quạp cắn, nên hiện nay, tỷ lệ Tu vong tại BV Chợ Rẫy giảm xuống chỉ còn hơn 1% (mỗi năm khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy TP.HCM điều trị cho khoảng 1.000 ca rắn cắn).
Theo ThS-BS Lê Khắc Quyến, khi
bị rắn cắn phải rửa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn cho đến hết chi (chân/tay) bị cắn.
Tuyệt đối không được buộc garô vì có thể gây hoại tử toàn bộ chi bị cắn, nếu không được xử lý kịp thời phải cắt cụt chi. Không được tháo nẹp và băng thun cho đến khi bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện.
Có thể đặt chi bị cắn thấp hơn vị trí tim và nẹp cố định chi bị cắn giống như khi bị gãy xương để tránh sự vận động. Tránh cắt hoặc rạch vết cắn để nặn máu vì nếu rạch và cắt sẽ làm nọc độc vào máu nhanh hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử...
Lưu ý, bệnh nhân
bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, Thu*c, lá cây… lên vết cắn.
Nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân bị vết thương quá nặng, cần nằm tại cơ sở y tế để được hỗ trợ hồi sức tại chỗ và cơ sở y tế nên nhanh chóng liên hệ với bệnh viện tuyến trên để hỗ trợ điều trị kịp thời.
ThS.BS Khắc Quyến cảnh báo, tránh bắt rắn bằng tay, không chơi đùa với rắn, kể cả khi rắn đã ch*t. Khi đi vào vườn, rẫy phải mang ủng cao. Trước khi đi vào khu rừng rậm rạp, cây cối nhiều nên cầm theo cây gậy, quơ phía trước mặt để xua đuổi rắn; đội mũ bảo hiểm để tránh bị rắn trên cây cao rớt trúng đầu.
Nên ngủ trên giường và mắc màn, tránh nằm dưới nền nhà. Khi
bị rắn cắn phải biết cách sơ cứu đúng và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Các loại rắn hay vào nhà tấn công người
1. Rắn lục thường bò vào nhà cắn người. Để đối phó cần phải phát quang cây cối xung quanh nhà.
2. Rắn hổ mèo thích sống xung quanh nhà vì thích ăn gà con, chuột...
3. Rắn cạp nia có "sở thích" ngủ chung với người vì "mê" hơi ấm của người.
4. Rắn chàm quạp thường sống trong rừng, vườn cao su, điều, vườn cây lớn… hay bò vào nền nhà và tấn công người khi vô tình chạm phải.
Mangyte.vn
Theo Phụ nữ Online