(Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
Các biện pháp sơ cứu
- Động viên nạn nhân yên tâm, không nên lo lắng.
- Không để nạn nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Nên cân nhắc biện pháp dùng băng ép bất động. Với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số rắn hổ mang thường) băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không dùng băng ép bất động khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (hút đờm dãi, hô hấp nhân tạo).
- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.
Chú ý: Không cố bắt hoặc giết rắn. Nếu rắn đã ch*t hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Ngay cả đầu rắn đã ch*t vẫn có thể truyền nọc độc cho người, cần phải cẩn thận.
Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp sau:
- Không dùng dây buộc chặt ngay phía trên chỗ bị cắn: buộc dây có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, gây đau và rất nguy hiểm vì không thể duy quá 40 phút, các chi rất dễ bị thiếu máu nhanh chóng. Nhiều trường hợp dẫn tới hoại tử và phải cắt cụt chi.
- Không rạch, chọc chỗ cắn: Việc rạch, chọc nơi
rắn cắn có thể gây hại thêm cho nạn nhân (tổn thương mạch máu, thần kinh… nhiễm trùng thêm).
- Không hút nọc độc: Việc hút nọc độc không được khoa học chứng minh về lợi ích.
- Không chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại.
- Không đắp các loại Thu*c y học dân tộc, hóa chất lên vết cắn.
Ngoài việc sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, bảo đảm hô hấp trên đường di chuyển. Nếu tình trạng nặng, lúng túng chưa biết xử lý
thế nào, hãy gọi ngay 115.
BS Chuyên khoa của Mangyte