Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy kịch do rắn độc cắn

Hòa Bình-Người đàn ông 28 tuổi, đang lấy củi ở vườn thì bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón tay, sau đó xuất hiện khó thở, vết thương bị hoại tử.

Bác sĩ hoàng công tình, khoa hồi sức tích cực chống độc, bệnh viện đa khoa hòa bình, ngày 28/4 cho biết sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân đau nhiều nhưng vẫn đập ch*t con vật và chụp lại hình ảnh. anh nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau nhiều và vùng ngón tay rắn cắn bị phù nề, hoại tử.

Đây là một trong 4 trường hợp bị rắn cắn đơn vị này tiếp nhận trong hai ngày qua.

Trường hợp nặng thứ hai là người đàn ông 38 tuổi, trong lúc kéo đường lưới điện đã bị rắn lục ở trên cây cắn vào tay. Bệnh nhân đau, chảy máu nhiều, rơi vào nguy kịch, nhanh chóng được nhập viện.

Bệnh nhân thứ ba và thứ 4 vô tình bị rắn cắn khi đi làm ruộng nhưng may mắn đó chỉ là rắn nước (lành tính), nên không ảnh hưởng tính mạng.

Hai bệnh nhân bị rắn độc cắn (rắn hổ mang bành, rắn lục) được điều trị tích cực, hiện qua cơn nguy kịch, song vẫn cần theo dõi sát toàn trạng. theo ông tình, tùy mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ điều trị chuyên sâu, như: sử dụng huyết thanh trung hòa độc tố, thở máy, lọc máu, kháng sinh...

Vết thương ở ngón tay của bệnh nhân sau khi bị rắn cắn. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ tình nhận định t*i n*n rắn cắn hay gặp vào mùa hè (mùa mưa) do con vật này hay ra khỏi nơi trú ngụ để đi kiếm ăn, hoặc do chỗ ở bị ngập nước. rắn có thói quen sinh sống ở nơi ẩm thấp, bụi rậm, dưới tán lá cây, bụi cỏ...

Để phòng ngừa rắn cắn, người dân cần đi ủng, giày cao cổ, mặc quần dài khi đi đêm hoặc vào vùng bụi rậm. Không đến gần địa điểm rắn hay cư trú như các đống gạch vụn, đống đổ nát, rác, nơi nuôi các động vật... Khi phải đi qua bụi rậm, rừng cây, người dân cần sử dụng que, gậy đánh động để xua đuổi rắn.

Khi bị rắn cắn, không để nạn nhân tự đi lại; cần bất động, băng ép nhẹ vùng tổn thương; nhanh chóng vận chuyển đến các cơ sở y tế có khả năng hồi sức tích cực. Tuyệt đối không chích rạch vết thương, không băng ép chặt (ga rô) đoạn chi bị rắn cắn. Nếu được, cố gắng chụp lại hình ảnh hoặc nhớ hình dạng của rắn, cung cấp cho thầy Thu*c để nhanh chóng định danh được loại rắn.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguy-kich-do-ran-doc-can-4457322.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY