Sơ cấp cứu hôm nay

Cấp cứu đúng khi bị rắn cắn

Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
Chiều ngày 16/10, anh Lô Văn Toản (37 tuổi), Phó trưởng công an xã Xá Lượng (H.Tương Dương, Nghệ An này đã Tu vong do bị rắn cạp nia cắn. Anh nhập viện với các triệu chứng: tức ngực, khó thở, tay sưng to, một giờ sau đó đã Tu vong.
Sự việc này cho thấy một số người còn ỷ y và thiếu kiến thức sơ cứu căn bản trong trường hợp lỡ bị rắn cắn. BS Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, BV Trưng Vương, TPHCM chia sẻ cách xử lý rắn cắn trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Trong trường hợp không may bị rắn cắn thay vì bạn hoang mang lo sợ hoặc phải cố gắng đập ch*t thủ phạm thì ta cần nhanh chóng sơ cấp cứu, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
Quan trọng là bạn cần thật bình tĩnh để có thể giúp đỡ khác hoặc tự cứu lấy mình.Việc sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Giúp cho nạn nhân có đủ thời gian di chuyển đến cơ sở y tế. Đồng thời bảo vệ được tính mạng và phần nào ngăn chặn được các biến chứng có thể xảy ra với nạn nhân.
Cách sơ cấp cứu Bạn cần giữ được bình tĩnh để có thể động viên và giúp đỡ nạn nhân hoặc bản thân. Không để nạn nhân cử động, nên bất động chân tay để tránh nọc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Cởi bỏ đồ trang sức ở vùng bị rắn cắn để tránh gây chèn ép nếu vết cắn sưng nề. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay..). Kỹ thuật ép băng bất động

Bạn cần dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.

Băng không quá chặt (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay với nẹp.

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay: Băng ép bàn tay, cẳng tay. Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay. Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân. Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).

Vết cắn ở thân mình: Ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.

Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: Khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Lưu ý

Không băng bó quá chặt vì có thể khiến hoại tử phần chân hoặc tay bị rắn cắn. Nhiều trường hợp nạn nhân phải cắt bỏ chi vì băng bó quá chặt.

Không trích, rạch, trâm, chọc vào vết cắn để tránh nhiễm trùng vết thương.

Không hút nọc độc nếu áp dụng đúng có thể khiến vết thương nặng hơn.

Không áp dụng các phương pháp dân gian như dùng lá cây, đá chữa rắn cắn, chườm nước đá…có thể làm chậm trễ việc cấp cứu cho nạn nhân gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không cố gắng bắt hoặc giết rắn. Nếu rắn đã ch*t hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận vì ngay cả đầu rắn đã ch*t vẫn có thể cắn người, cần thận trọng khi mang rắn.

Đề phòng rắn cắn

Không ngủ trực tiếp trên nền nhà

Mang ủng cao khi đi vào rừng hoặc khu vực nhiều cỏ

Dùng đèn nếu di chuyển ở rừng vào ban đêm

Không tạo điều kiện cho rắn lưu trú gần mình như: các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Phân biệt rắn độc hay không độc Để phân biệt rắn độc hay không độc sẽ rất khó. Bạn có thể nhận biết rắn độc bằng cách dựa trên đặc điểm bên ngoài của chúng như: Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình "khúc vàng khúc đen"), rắn cạp nia (thân mình "khúc trắng khúc đen"), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác). Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên. Do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt (một số trường hợp hiếm gặp thì tiêm trực tiếp tĩnh mạch) dẫn nọc độc vào cơ thể nạn nhân.

Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

Đa phần khi bị rắn hổ nói chung cắn phải nạn nhân thường sẽ liệt (gây khó thở), loạn nhịp tim, tổn thương các cơ, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, suy thận. Còn đối với rắn lục nạn nhân thường sẽ bị dễ bị chảy máu, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, tổn thương cơ, suy thận.

Mangyte.vn
Theo Hải Nam - Một thế giới
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cap-cuu-dung-khi-bi-ran-can-2554.html)

Chủ đề liên quan:

bị rắn cắn cấp cứu rắn cắn

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY