Bác sĩ nguyễn hoàng duy, khoa hồi sức tích cực - chống độc, bệnh viện đa khoa xuyên á vĩnh long, ngày 31/5, cho biết ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy để ổn định hô hấp. ngoài ra, các bác sĩ truyền liên tục 20 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ cho người bệnh.
Sau một ngày điều trị, người đàn ông đã mở mắt, có lại các phản xạ, tay chân bắt đầu cử động, cai máy thở, tri giác tỉnh táo. Qua 10 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Duy, trường hợp trên khá may mắn vì được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tới trễ hơn, người bệnh có nguy cơ T* vong do liệt cơ hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương đa cơ quan.
Bác sĩ khuyến cáo các tỉnh miền Nam đã vào mùa mưa, các loại rắn sinh sôi và hoạt động nhiều, do đó người dân cần thận trọng, có bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất; thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ.
Nếu bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, người dân cũng không nên tự ý xử trí vết thương tại nhà bằng cách đắp Thu*c nam, đắp lá, hút nọc rắn, sử dụng dây hoặc garo buộc chặt vùng bị cắn... Hành động này sẽ làm chậm trễ thời gian sơ cấp cứu, điều trị. Thay vào đó, người thân cần lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và theo dõi, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Vết thương rắn cắn trên chân bệnh nhân khi đã được chữa lành. ảnh: bệnh viện cung cấp